Thông tin tài liệu:
Bài viết với nội dung vấn đề đổi mới phương pháp dạy giảng dạy trong bối cảnh giáo dục hiện nay; các phương pháp dạy học mới và các yêu cầu về điều kiện triển khai; đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy đại họcHội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 97 BÀN VỀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC TS. Huỳnh Văn Thông Khoa Báo chí và Truyền thông 1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy giảng dạy trong bối cảnh giáodục hiện nay Đến cuối thế kỷ XX, quan điểm “lấy người học làm trung tâm” (learner-centred) đã định hình một cách rõ ràng trong giáo dục của thế giới, và được hiểulà sẽ thay thế cho quan điểm “lấy thầy giáo làm trung tâm” (teacher-centred).Mới đầu, điều đó có thể gây chút cảm xúc buồn cho người dạy học vì có vẻ vaitrò của người dạy sẽ sút giảm đáng kể; nhưng trên thực tế, sự phát triển của quanđiểm “lấy người học làm trung tâm” không hề phủ nhận vai trò của người dạyhọc đối với quá trình học tập của người học. Các trường đại học chính là nơi màquan điểm giáo dục “lấy người học làm trung tâm” đã được triển khai sớm nhất. Trong xu thế đó, hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theoquan điểm “lấy người học làm trung tâm” được chú ý hơn. Giáo dục đại học ViệtNam tuy chưa gặt hái được những thành công quan trọng về đổi mới phươngpháp giảng dạy, nhưng cũng đã bước qua thời kỳ “ngủ đông” trong vấn đề này.Nhiều phương pháp giảng dạy mới được giảng viên của một số trường đại họcViệt Nam chú ý áp dụng. Nhiều cái tên về phương pháp giảng dạy hiện đại đượcnhắc đến và dần trở nên quen thuộc trong các trường đại học Việt Nam: dạy họcdựa trên vấn đề (problem-based learning), dạy học dựa trên dự án (project-basedlearning), nghiên cứu trường hợp điển hình (case study), thảo luận nhóm (groupdiscussion), dạy học mô phỏng (simulation teaching)…(40) Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy liên quan đến những thực hànhnghề nghiệp cụ thể, hàng ngày của giáo viên cũng như của SV và ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng đào tạo, chính vậy vấn đề này đòi hỏi phải tổ chức triểnkhai có phương pháp và lộ trình rõ ràng. Muốn đổi mới phương pháp giảngdạy nhưng lại tổ chức triển khai thiếu phương pháp và vội vàng sẽ phản tác dụng.(40) Cũng liên quan đến chuyện này, ở Việt Nam hiện nay có một điều rất đáng bình luận: trongbối cảnh chuyển đổi từ tổ chức đào tạo theo hệ niên chế sang hệ tín chỉ (credit system), phần lớncác trường đại học Việt Nam đều gắn kết chuyện đổi mới phương pháp giảng dạy với chuyệnđào tạo theo hệ tín chỉ, và cho rằng hệ tín chỉ đòi hỏi những phương pháp giảng dạy mới. Nhưngxét trên nguyên lý, hai chuyện này không thật sự liên quan đến nhau. Đâu phải chỉ trong hệ tínchỉ người ta mới chú ý đến chuyện tăng cường thực hành cho người học! Đâu phải chỉ trong hệtín chỉ người thầy mới yêu cầu SV tự học, mới phải tổ chức thảo luận nhóm, làm dự án, …!Chẳng qua, giáo dục đại học Việt Nam nhiều năm liền hầu như không có chuyển động nào đángkể về đổi mới phương pháp dạy học, nên đã nhân tiện cơ hội chuyển đổi sang hệ tín chỉ lần nàyđể tạo ra một áp lực nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong toàn hệthống. Chính những nhận thức như thế làm méo mó giá trị của hệ tín chỉ và làm cho quá trìnhtriển khai áp dụng đào tạo theo hệ tín chỉ vốn đã đầy thách thức lại càng thêm thử thách (vìkhông lẽ đổi mới phương pháp giảng dạy là điều kiện tiên quyết của việc triển khai học chế tínchỉ?). Và cũng chính những nhận thức như thế làm cho chương trình hành động đổi mới phươngpháp giảng dạy của các trường đại học lạc mất mục tiêu đích thực (vì không lẽ sẽ không đổi mớiphương pháp giảng dạy nếu không chuyển đổi sang hệ tín chỉ?).Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 98Thực tế cho thấy, ở nhiều trường, việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạychủ yếu trông cậy vào nỗ lực cá nhân của từng giáo viên và mang đậm màu sắckinh nghiệm, các tên gọi về phương pháp được nhắc đến một cách cẩu thả, khôngdựa trên một cơ sở lý thuyết căn bản nào. Thậm chí ở nhiều trường, phong tràođổi mới phương pháp giảng dạy được quy chiếu về một khía cạnh hoàn toàn kỹthuật là sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy. Chẳng hạn, nhiều nơilao vào phong trào triển khai việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan (nhưoverhead projector, LCD projector, 3D presentation projector) trong giảng dạymột cách ồ ạt, vừa lãng phí chi phí đầu tư vừa làm méo mó bản chất của hoạtđộng đổi mới phương pháp giảng dạy, gây ra những hiệu ứng phản cảm trongngười học. Ở Việt Nam hiện nay, ngay chính trong ngành giáo dục, kể cả ở bậcgiáo dục đại học, đang tồn tại những nhầm lẫn hết sức kỳ lạ như nhầm lẫn “bàigiảng sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint” thành “bài giảng điện tử”,“giáo trình điện tử”, thậm chí có nơi còn gọi đó là “giáo án điện tử”. Vấn đề “ứngdụng CNTT trong giảng dạ ...