Danh mục

Bàn về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thông qua cách sử dụng từ biểu thị mục đích '为了' trong tiếng Hán hiện đại

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trên cơ sở quan sát thực trạng sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên, đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của sự chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và từ đó đưa ra một số gợi ý trong dạy học ngôn ngữ thứ hai (cụ thể là tiếng Hán) cho người Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thông qua cách sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 227 - 233 BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN DI NGÔN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH THỤ ĐẮC NGÔN NGỮ THỨ HAI THÔNG QUA CÁCH SỬ DỤNG TỪ BIỂU THỊ MỤC ĐÍCH “为了” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Đỗ Thị Thúy Hà* Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu về chuyển di ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng của nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Các nhà ngôn ngữ học đã sớm phát hiện ra rằng, việc học tập và nắm vững một loại ngôn ngữ nào đó sẽ có tác dụng bổ trợ cho việc thụ đắc một loại ngôn ngữ khác. Trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học sẽ lợi dụng tất cả những kiến thức đã có về ngôn ngữ (ngôn ngữ thứ nhất) để phát triển ngôn ngữ đích (ngôn ngữ thứ hai). Điều đó có nghĩa là hiện tượng chuyển di ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Nhưng chuyển di ngôn ngữ có mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó, do vậy, trong dạy học không thể coi nhẹ hiện tượng này. Bài viết trên cơ sở quan sát thực trạng sử dụng từ biểu thị mục đích “为了” trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên, đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của sự chuyển di ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và từ đó đưa ra một số gợi ý trong dạy học ngôn ngữ thứ hai (cụ thể là tiếng Hán) cho người Việt Nam. Từ khóa: thụ đắc ngôn ngữ, chuyển di ngôn ngữ, 为了, tiếng Hán, tiếng Việt ĐẶT VẤN ĐỀ** Từ đầu những năm 60, 70 của thế kỷ 21, nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã là một môn khoa học độc lập, hệ thống lý luận của nó được xây dựng dựa trên mục tiêu là miêu tả quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và giải thích đặc trưng của việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Không thể phủ nhận vai trò của việc nghiên cứu quá trình thụ đắc, trong đó nhấn mạnh nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này đối với công việc giảng dạy tiếng nước ngoài. Trước sự phát triển như vũ bão của ngành giảng dạy tiếng Hán hiện nay, công việc nghiên cứu này ngày càng được coi trọng. Phạm trù mục đích là một phạm trù được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp của con người. Trong tiếng Hán để biểu thị mục đích ta có thể sử dụng các từ ngữ, kết cấu như “为了”, “为”,“以”,“以便”,“好”,“免得”,“为的是”,“ 是为了”. Trong đó “为了” có tần suất sử dụng nhiều hơn cả. Trong tiếng Việt cũng có không ít các chỉ tố chỉ mục đích như “để”, “để mà”, “nhằm”, “hòng”, “cốt”… Người Việt nam khi học tiếng Hán sẽ có xu hướng đem hiểu biết về kiến thức tiếng mẹ đẻ vận dụng vào sử dụng ngôn ngữ đích, hay chính là ở đây đã xuất hiện một sự chuyển di, điều này đem đến * Tel: 0914 598599; Email: dothuyha.sfl@tnu.edu.vn cho người học nhiều thuận lợi nhưng cũng không thể không bàn đến những khó khăn. Dưới đây chúng tôi tập trung bàn về sự chuyển di này thông qua tình hình sử dụng từ chỉ mục đích “为了” của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN DI NGÔN NGỮ Quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là một quá trình gây dựng giả thiết và thử nghiệm giả thiết mang tính sáng tạo. Trong quá trình này, người học sẽ vận dụng những kiến thức đã có, bao gồm cả kiến thức về ngôn ngữ mẹ đẻ để phát triển ngôn ngữ trung gian của mình. Hiểu theo nghĩa này thì sự xuất hiện của hiện tượng chuyển di ngôn ngữ là không thể tránh khỏi, hiện tượng này là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Theo quan điểm của ngôn ngữ học chủ nghĩa hành vi, chuyển di luôn có mối quan hệ chặt chẽ với rào cản, nhưng ngày nay các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng không thể giản đơn coi chuyển di là 1 loại rào cản hoặc cách sử dụng lại tiếng mẹ đẻ. Sharwood Smith và Kellerman (1986) cho rằng có thể dùng “sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ” để khái quát nên hiện tượng chuyển di ngôn ngữ. Hai ông cho rằng cụm từ “sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ” về mặt lý luận là trung tính, nó có thể khái quát cho rất nhiều 227 Đỗ Thị Thúy Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ loại hiện tượng như là chuyển di, rào cản, tránh né, vay mượn, lỗi liên quan đến ngôn ngữ thứ hai... Điều này cũng đem đến tiềm năng cho việc nghiên cứu sự khác biệt và tương đồng giữa các hiện tượng trên. Một vài quan điểm có ảnh hưởng đến hiện tượng chuyển di ngôn ngữ Chuyển di ngôn ngữ có ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai hay không, mức độ ảnh hưởng thế nào và ảnh hưởng ra sao đã trở thành những vấn đề cơ bản mà các nhà nghiên cứu cần giải đáp. Trong quá trình phát triển của mình, chuyển di ngôn ngữ đã trải qua hai giai đoạn lịch sử quan trọng, đó là giai đoạn nghiên cứu dựa theo khung lý thuyết của chủ nghĩa hành vi lấy giả thiết phân tích đối chiếu là chủ đạo và giai đoạn nghiên cứu dựa theo khung lý thuyết của lý luận tri nhận lấy giả thiết ngôn ngữ trung gian là chủ đạo. Chuyển di ngôn ngữ được phát triển sớm nhất từ trong lĩnh vực phân tích đối chiếu. Từ những năm 50, phân tích đối chiếu bắt đầu xuất hiện và từ đó nhanh chóng chiếm vị trí đầu tiên trong nghiên cứu giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Lado (1957) dướ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: