Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay
Số trang: 62
Loại file: pdf
Dung lượng: 763.12 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay bao gồm những nội dung sau: PBGDPL trong tương quan với xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật; quan niệm về hiệu quả PBGDPL và các tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay 3 LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT BÀN VỀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY HOÀNG THỊ KIM QUẾ * 1. Đặt vấn đề Hiệu quả hoạt động nhà nước, xã hội và cá nhân đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt hiện nay. Ở nước ta, việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề hiệu quả các loại hình hoạt động vẫn còn là những bước đi đầu tiên, đặc biệt đối với các lĩnh vực pháp luật trong đó có phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). PBGDPL về bản chất sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội do vậy cần thiết phải tính đến chất lượng, hiệu quả trên cả bình diện cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Nhưng để có hiệu quả và để bàn về hiệu quả của PBGDPL cần phải đề cập những vấn đề có liên quan trực tiếp như: chất lượng, các yếu tố tác động, đảm bảo hiệu quả của loại hình hoạt động này. Nếu không đảm bảo chất lượng thì không thể có hiệu quả. Đồng thời, hiệu quả của PBGDPL không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của PBGDPL. Hiệu quả PBGDPL là vấn đề quan trọng song cũng rất khó khăn trong việc đánh giá, bởi lẽ có khi đo lường được, có khi không hoặc khó, ví như sự gia tăng hay giảm sút niềm tin vào pháp luật. 2. PBGDPL trong tương quan với xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Đời sống pháp luật là khái niệm rộng, bao gồm các lĩnh vực cơ bản như: xây dựng pháp * GS-TS, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. luật (XDPL), thực hiện pháp luật (THPL), ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật; các thiết chế pháp luật; giáo dục – đào tạo và nghiên cứu pháp luật; hệ thống dịch vụ và thông tin pháp luật v.v. Trên bình diện chung nhất, PBGDPL có mặt ở tất cả các lĩnh vực cơ bản nêu trên, hoặc ở dạng trực tiếp, hoặc ở dạng gián tiếp. PBGDPL là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng, hiệu quả của xây dựng pháp luật và hiệu quả của các hình thức thực hiện pháp luật trong thực tiễn. Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật diễn ra đồng thời xét trên bình diện hệ thống pháp luật, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. Chất lượng, hiệu quả của cả ba loại hình hoạt động này: XDPL, THPL và PBGDPL có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một mục tiêu chung, một cơ sở xã hội chung đó là hiệu quả xã hội lấy mục tiêu phục vụ các quyền, tự do và lợi ích chính đáng của con người. Hiệu quả của PBGDPL được thể hiện tập trung ở kết quả hình thành văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội với ba thành tố cấu thành cơ bản: tri thức - hiểu biết pháp luật; thái độ, tình cảm tôn trọng pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật của cá nhân, tổ chức. Điều đó có nghĩa là các quy định pháp luật đã 4 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 4/2011 đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Chính vì vậy mà PBGDPL là một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng đảm bảo hiệu quả của thực hiện pháp luật nói chung, thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước nói riêng. Hiệu quả của thực thi pháp luật trong bất kỳ một lĩnh vực xã hội nào cũng được thể hiện trên hai phương diện: kết quả đạt được so với mục đích, yêu cầu ban đầu của quy định pháp luật tương ứng với những chi phí thấp nhất; hiệu quả về xã hội của thực hiện pháp luật - những lợi ích xã hội (của cá nhân, tổ chức, xã hội) đem lại do kết quả của việc thực hiện các quy định pháp luật tương ứng. Trong thực tế, không ít trường hợp, việc thực hiện các quy định pháp luật không mang lại lợi ích xã hội nào, thậm chí còn có thể gây thiệt hại cho lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và xã hội. Hiệu quả xã hội của PBGDPL về cơ bản cũng được thể hiện như vậy, tức là tương ứng với hiệu quả xã hội của chính bản thân các quy định pháp luật cần được PBGD cho các đối tượng xã hội nhất định. Nhưng thông thường, người ta thường giới hạn hiệu quả của PBGDPL ở phương diện mục đích là cung cấp kiến thức, nhận thức pháp luật, hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi phù hợp yêu cầu của pháp luật. 3. Quan niệm về hiệu quả PBGDPL và các tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL Quan niệm về hiệu quả, các cấp độ của hiệu quả PBGDPL cũng như bản thân hiệu quả pháp luật nói chung cũng là vấn đề cần thiết bàn luận thêm. Khái niệm pháp luật được đề cập ở đây bao gồm các văn bản pháp luật, các quyết định áp dụng pháp luật. Từ phương diện hệ thống, bản thân hoạt động PBGDPL cũng là một trong những hợp phần của hệ thống pháp luật hiểu theo nghĩa rộng của phạm trù này. Theo lý thuyết chung, hiệu quả pháp luật được hiểu là kết quả đạt được trong quá trình pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội, ý thức xã hội để đạt được mục đích và yêu cầu của pháp luật đặt ra với những chi phí vật chất, tinh thần thấp nhất1. Để đánh giá hiệu quả của pháp luật cần phải xem xét, tìm hiểu các mục đích, yêu cầu của pháp luật nói chung và của các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật, các quyết định áp dụng pháp luật nói riêng. Xét trên bình diện xã hội, cần tìm hiểu mức độ phù hợp của các mục đích, yêu cầu, định hướng được ghi nhận trong pháp luật với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, tư tưởng, tâm lý, tình cảm và những yếu tố khác của xã hội hiện tại mà trong đó pháp luật tác động. Tiếp đến là xem xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật (trạng thái các quan hệ xã hội) trước khi pháp luật điều chỉnh và những thay đổi thực tế của chúng sau khi pháp luật điều chỉnh. Đồng thời cũng cần xem xét các kết quả đạt được do sự tác động, điều chỉnh của pháp luật xét từ phương diện lợi ích xã hội. Hiệu quả PBGPL cần được nhận thức, đánh giá trên cả hai phương diện sau đây: 1. Phương diện kết quả đạt được so với yêu cầu, mục đích của văn bản pháp luật, các quy định pháp luật tương ứng; 2. Phương diện hiệu quả xã hội đạt được từ kết quả thực hiện các quy định pháp luật. Nếu theo quan điểm này, có thể đề xuất một quan niệm về hiệu quả của PBGDPL xét trên cả hai phương diện nêu trên như sau: hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật là kết quả đạt được theo đúng yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng và các lợi ích xã hội được đem lại với chi phí về vật chấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay 3 LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT BÀN VỀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY HOÀNG THỊ KIM QUẾ * 1. Đặt vấn đề Hiệu quả hoạt động nhà nước, xã hội và cá nhân đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt hiện nay. Ở nước ta, việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề hiệu quả các loại hình hoạt động vẫn còn là những bước đi đầu tiên, đặc biệt đối với các lĩnh vực pháp luật trong đó có phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). PBGDPL về bản chất sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội do vậy cần thiết phải tính đến chất lượng, hiệu quả trên cả bình diện cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Nhưng để có hiệu quả và để bàn về hiệu quả của PBGDPL cần phải đề cập những vấn đề có liên quan trực tiếp như: chất lượng, các yếu tố tác động, đảm bảo hiệu quả của loại hình hoạt động này. Nếu không đảm bảo chất lượng thì không thể có hiệu quả. Đồng thời, hiệu quả của PBGDPL không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của PBGDPL. Hiệu quả PBGDPL là vấn đề quan trọng song cũng rất khó khăn trong việc đánh giá, bởi lẽ có khi đo lường được, có khi không hoặc khó, ví như sự gia tăng hay giảm sút niềm tin vào pháp luật. 2. PBGDPL trong tương quan với xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật Đời sống pháp luật là khái niệm rộng, bao gồm các lĩnh vực cơ bản như: xây dựng pháp * GS-TS, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. luật (XDPL), thực hiện pháp luật (THPL), ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật; các thiết chế pháp luật; giáo dục – đào tạo và nghiên cứu pháp luật; hệ thống dịch vụ và thông tin pháp luật v.v. Trên bình diện chung nhất, PBGDPL có mặt ở tất cả các lĩnh vực cơ bản nêu trên, hoặc ở dạng trực tiếp, hoặc ở dạng gián tiếp. PBGDPL là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng, hiệu quả của xây dựng pháp luật và hiệu quả của các hình thức thực hiện pháp luật trong thực tiễn. Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật diễn ra đồng thời xét trên bình diện hệ thống pháp luật, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. Chất lượng, hiệu quả của cả ba loại hình hoạt động này: XDPL, THPL và PBGDPL có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một mục tiêu chung, một cơ sở xã hội chung đó là hiệu quả xã hội lấy mục tiêu phục vụ các quyền, tự do và lợi ích chính đáng của con người. Hiệu quả của PBGDPL được thể hiện tập trung ở kết quả hình thành văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội với ba thành tố cấu thành cơ bản: tri thức - hiểu biết pháp luật; thái độ, tình cảm tôn trọng pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật của cá nhân, tổ chức. Điều đó có nghĩa là các quy định pháp luật đã 4 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 4/2011 đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Chính vì vậy mà PBGDPL là một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng đảm bảo hiệu quả của thực hiện pháp luật nói chung, thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước nói riêng. Hiệu quả của thực thi pháp luật trong bất kỳ một lĩnh vực xã hội nào cũng được thể hiện trên hai phương diện: kết quả đạt được so với mục đích, yêu cầu ban đầu của quy định pháp luật tương ứng với những chi phí thấp nhất; hiệu quả về xã hội của thực hiện pháp luật - những lợi ích xã hội (của cá nhân, tổ chức, xã hội) đem lại do kết quả của việc thực hiện các quy định pháp luật tương ứng. Trong thực tế, không ít trường hợp, việc thực hiện các quy định pháp luật không mang lại lợi ích xã hội nào, thậm chí còn có thể gây thiệt hại cho lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và xã hội. Hiệu quả xã hội của PBGDPL về cơ bản cũng được thể hiện như vậy, tức là tương ứng với hiệu quả xã hội của chính bản thân các quy định pháp luật cần được PBGD cho các đối tượng xã hội nhất định. Nhưng thông thường, người ta thường giới hạn hiệu quả của PBGDPL ở phương diện mục đích là cung cấp kiến thức, nhận thức pháp luật, hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi phù hợp yêu cầu của pháp luật. 3. Quan niệm về hiệu quả PBGDPL và các tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL Quan niệm về hiệu quả, các cấp độ của hiệu quả PBGDPL cũng như bản thân hiệu quả pháp luật nói chung cũng là vấn đề cần thiết bàn luận thêm. Khái niệm pháp luật được đề cập ở đây bao gồm các văn bản pháp luật, các quyết định áp dụng pháp luật. Từ phương diện hệ thống, bản thân hoạt động PBGDPL cũng là một trong những hợp phần của hệ thống pháp luật hiểu theo nghĩa rộng của phạm trù này. Theo lý thuyết chung, hiệu quả pháp luật được hiểu là kết quả đạt được trong quá trình pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội, ý thức xã hội để đạt được mục đích và yêu cầu của pháp luật đặt ra với những chi phí vật chất, tinh thần thấp nhất1. Để đánh giá hiệu quả của pháp luật cần phải xem xét, tìm hiểu các mục đích, yêu cầu của pháp luật nói chung và của các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật, các quyết định áp dụng pháp luật nói riêng. Xét trên bình diện xã hội, cần tìm hiểu mức độ phù hợp của các mục đích, yêu cầu, định hướng được ghi nhận trong pháp luật với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, tư tưởng, tâm lý, tình cảm và những yếu tố khác của xã hội hiện tại mà trong đó pháp luật tác động. Tiếp đến là xem xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật (trạng thái các quan hệ xã hội) trước khi pháp luật điều chỉnh và những thay đổi thực tế của chúng sau khi pháp luật điều chỉnh. Đồng thời cũng cần xem xét các kết quả đạt được do sự tác động, điều chỉnh của pháp luật xét từ phương diện lợi ích xã hội. Hiệu quả PBGPL cần được nhận thức, đánh giá trên cả hai phương diện sau đây: 1. Phương diện kết quả đạt được so với yêu cầu, mục đích của văn bản pháp luật, các quy định pháp luật tương ứng; 2. Phương diện hiệu quả xã hội đạt được từ kết quả thực hiện các quy định pháp luật. Nếu theo quan điểm này, có thể đề xuất một quan niệm về hiệu quả của PBGDPL xét trên cả hai phương diện nêu trên như sau: hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật là kết quả đạt được theo đúng yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng và các lợi ích xã hội được đem lại với chi phí về vật chấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục pháp luật Hiệu quả giáo dục pháp luật Phổ biến pháp luật Pháp luật Việt Nam Tuyên truyền pháp luật Thực hiện pháp luậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
62 trang 283 0 0
-
THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn
11 trang 175 0 0 -
THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất
9 trang 168 0 0 -
50 trang 158 0 0
-
Đề thi và Đáp án môn Pháp luật đại cương 2 - ĐH SPKT TP.HCM
3 trang 142 0 0 -
Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp
21 trang 133 0 0 -
11 trang 130 0 0
-
10 trang 121 0 0
-
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 113 0 0 -
Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản
7 trang 111 1 0