Danh mục

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 113      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết tìm hiểu một số vướng mắc trong áp dụng pháp luật về kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; nguyên nhân của những vướng mắc áp dụng pháp luật về kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN TÀI SẢN VÀ BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN LÊ ĐÌNH NGHĨA DƢƠNG THỊ HỒNG THUẬN Ngày nhận bài: 17/02/2021 Ngày phản biện: 25/02/2021 Ngày đăng bài: 31/03/2021 Tóm tắt: Abstract: Kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản là Property distraint and account blockade những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được are coercive measures of the State stipulated quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự do Cơ in the Criminal Procedure Code applied by quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng Investigation authorities, Procuracies and đối với người bị buộc tội, bị can, bị cáo phạm Courts on accused persons, suspects, tội mà Bộ luật Hình sự quy định có thể phạt defendants that the Criminal Code provides tiền, bị tịch thu tài sản, để đảm bảo bồi thường for a fine, confiscation of property to ensure thiệt hại và để đảm bảo thi hành án. Tuy compensation for damages and judgment nhiên, thực tiễn áp dụng các biện pháp này execution. However, the practice of applying còn có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau, these measures still poses many different có những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng. opinions, understanding and difficulties in applying them. Từ khóa: Keywords: Kê biên, phong tỏa, tài sản, tài khoản. Distraint, blockade, property, account. Kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản là các biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, nhằm đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng. Đây là quy định mới trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015. Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự; là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm kê và cấm chuyển dịch tài sản của bị can, bị cáo phạm các  ThS., Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5; Email: lenghiataqsqk5@gmail.com  ThS., GV Khoa Luật, Trường Đại học Quảng Bình; Email: thuandth@qbu.edu.vn 56 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ tội mà Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định hình phạt tiền, có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo thi hành án. Phong tỏa tài khoản là biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với người buộc tội để đảm bảo thi hành án. Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh tạm dừng giao dịch đối với tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc kho bạc Nhà nước của người bị buộc tội về tội mà BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền, có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo thi hành án. 1. Một số vƣớng mắc trong áp dụng pháp luật về kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản Qua nghiên cứu biện pháp kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản quy định tại Điều 128, Điều 129 BLTTHS năm 2015 chỉ áp dụng trong các trường hợp sau: Thứ nhất, bị can, bị cáo, người bị buộc tội về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền; thứ hai, tài sản của người bị buộc tội, bị can, bị cáo có thể bị tịch thu; thứ ba, có bồi thường thiệt hại. Theo quy định những người sau đây có thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Hội đồng xét xử; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Điều 128, Điều 129 BLTTHS năm 2015 đã quy định về thẩm quyền ra lệnh, phạm vi kê biên tài sản, phạm vi phong tỏa tài khoản, về trách nhiệm quản l tài sản kê biên,… nhưng trên thực tế còn có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau, có những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng. Thứ nhất, về thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ở giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án thuộc Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Điều luật quy định không rõ ràng trường hợp nào Chánh án, Phó Chánh án ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trường hợp nào Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra lệnh kê biên tài sản, vì vậy có những quan điểm, cách hiểu khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng (4): Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa đều có quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản nếu thấy cần thiết. Đối với vụ án có hai Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, chỉ Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa mới có quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản còn Thẩm phán không được phân công làm Chủ tọa phiên tòa thì không có quyền ra lệnh kê biên, phong tỏa tài khoản1. Quan điểm tác giả: Sau khi thụ l hồ sơ vụ án, chưa phân công thẩm phán giải quyết vụ án thì Chánh án, Phó Chánh án có quyền ra lệnh kê 1 Nguyễn Hải Ninh, Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra khi triển khai áp dụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02, tháng 1/2018, tr.15. ...

Tài liệu được xem nhiều: