Danh mục

Bàn về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.89 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kinh tế thị trường đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Ngày nay, kinh tế thị trường không chỉ là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến ở các nước phát triển, mà còn lan dần sang các nước đang phát triển, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của thế giới nói chung, của từng quốc gia nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC, THỊ TRƢỜNG VÀ XÃ HỘI Phạm Việt Dũng⃰ Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII nêu rõ: Xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng(1). Đây là một trong những điểm mới trong quan điểm chỉ đạo của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có thể thấy, với xu hướng chung, không một xã hội nào phó mặc cho nhà nước và thị trường việc điều hành đời sống kinh tế - xã hội. Xây dựng nền kinh tế thị trường, củng cố tính hiệu quả của nhà nước và phát triển các tổ chức xã hội là những quá trình diễn ra đồng thời, làm tiền đề cho nhau và quan hệ chặt chẽ với nhau. 1. Kinh tế thị trường đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Ngày nay, kinh tế thị trường không chỉ là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến ở các nước phát triển, mà còn lan dần sang các nước đang phát triển, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của thế giới nói chung, của từng quốc gia nói riêng. Có thể hiểu nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các quan hệ thị trường quyết định sự phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân được tự do ra quyết định kinh tế. Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, lựa chọn quy mô, công nghệ sản xuất và thuê các yếu tố sản xuất; tự do lựa chọn địa điểm và phương thức phân phối sản phẩm tạo ra... Hầu hết các quyết định đó không xuất phát từ động cơ đóng góp cho phúc lợi chung của toàn xã hội mà xuất phát từ lợi ích riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thị trường đã không hoàn hảo như mong đợi, trước hết là trong việc phân bổ nguồn lực hiệu quả. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bản thân thị trường không thể mang lại những kết quả đáng mong muốn cho toàn xã hội. Khi điều này xảy ra, các nhà kinh tế nói rằng thị trường đã thất bại. Chính bởi những lý do này mà nhà nước cần can thiệp vào các hoạt động kinh tế. Các nhà kinh tế đã khẳng định mặc dù không thể thay thế thị trường, nhưng nhà nước có thể hoàn thiện các hoạt động thị trường. ⃰ TS, Tạp chí Cộng sản (1) Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017, tr. 28 139 Trong lịch sử kinh tế học phương Tây từng diễn ra nhiều lần tranh luận về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Nội dung các cuộc tranh luận chủ yếu xoay quanh vấn đề tương quan giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế: Nhà nước nhiều hay thị trường nhiều. Có thể khái quát 3 quan điểm chính sau: Nhà nước tối thiểu Quan hệ giữa nhà nước với thị trường tự do theo lý thuyết đề cao vai trò “bàn tay vô hình” của thị trường. Đại diện cho trường phái này là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Ađam Xmít (1723 - 1790). Nói rất vắn tắt và giản đơn, theo ông, thị trường cần phải được vận hành một cách tự do, không bị méo mó bởi các quyết định hành chính. Quan điểm này cho rằng: dân chúng, các doanh nghiệp hiểu biết về tình trạng của nền kinh tế không kém gì chính phủ, vì thế họ có đủ dự liệu để tự điều chỉnh hành động của mình sao cho đạt hiệu quả nhất, do vậy không cần đến sự điều tiết của nhà nước. Nhà nước chỉ cần thực hiện ba chức trách quan trọng: một là, bảo vệ xã hội, khiến nó không bị xã hội khác xâm phạm; hai là, bảo vệ thành viên xã hội; ba là, xây dựng và duy trì những công trình công cộng và cơ cấu công cộng nào đó. A. Xmít kết luận rằng, vai trò của nhà nước phải được hạn chế trong ba điều: an ninh, thực thi pháp luật công bằng và hàng hóa công. Dỡ bỏ rào cản thương mại sẽ làm tăng của cải của một quốc gia và người dân. Mặc dù viết điều này từ hơn 2 thế kỷ trước, nhưng A. Xmít vẫn có “tông đồ” trong thế kỷ XXI: đó là những người tin rằng: “Nhà nước chi phối ít nhất sẽ cai trị tốt nhất”. Hiện nay, rất ít quốc gia còn áp dụng mô hình đề cao tuyệt đối vai trò của thị trường theo lý thuyết “bàn tay vô hình”. Tuy nhiên, từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, thực tiễn ở phần lớn các nước đã chứng tỏ rằng sự thất bại của can thiệp Nhà nước về kinh tế ngày càng mang tính phổ biến và trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa tự do mới lan rộng. Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa tự do mới chỉ ra năm nguyên nhân chính gây ra thất bại của Nhà nước bao gồm: - Nhà nước gắn với quyền lực, từ việc hình thành luật pháp đến việc thực thi pháp luật với một bộ máy hành pháp và tư pháp đồ sộ, do vậy khuynh hướng phổ biến là quan liêu, sách nhiễu bằng các thủ tục hành chính phức tạp, rối rắm; 140 - Các nhà chính trị và các tác nhân khác nhạy bén và tư lợi liên kết để kiểm soát việc phân bổ nguồn lực theo lợi ích của họ; - Hành vi tham nhũng trong giới chính trị gia và các quan chức chính phủ; - Không có hoặc thiếu các nhân viên có đủ năng lực với sự hiểu biết cần thiết về kinh tế và các hoạt động kinh doanh; - Thiếu kiến thức về khu vực tư nhân và cách thức hoạt động của khu vực này. Họ cho rằng, thị trường có khả năng tự điều tiết đầy đủ, phản đối sự can thiệp của nhà nước. Quan điểm này được chấp nhận rộng rãi ở Hoa Kỳ (thời kỳ Tổng thống R. Ri-gân), Vương quốc Anh (Thủ tướng M. Thát-chơ) và Tây Đức (Thủ tướng H. Kôn). Ở cả ba nước này, chính sách đã được điều chỉnh theo hướng ủng hộ mô hình nhà nước tối thiểu. Nhà nước nhiều Quan hệ giữa nhà nước với thị trường theo lý thuyết đề cao vai trò “bàn tay hữu hình” của nhà nước. Học thuyết kinh tế của J.M. Kên là nền tảng tư tưởng về sự can thiệp của nhà nước. Ông cho rằng, nhà nước phải đó ...

Tài liệu được xem nhiều: