Thông tin tài liệu:
Thật ra không hề có cái gọi là nghệ thuật. Chỉ có nghệ sĩ. Đã một thời đây là những kẻ dùng đất màu quệch quạc lên vách động những đường nét của một con bò rừng. Ngày nay nhiều người trong bọn họ mua sơn màu và thiết kế những bảng quảng cáo làm hàng rào tạm thời che chắn các khu vực đang thi công. Họ đã và đang làm nhiều thứ khác. Chẳng thiệt hại gì khi gọi tất cả những hoạt động này là nghệ thuật bao lâu ta còn nhớ rằng một từ như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về nghệ thuật và nghệ sĩ
Bàn về nghệ thuật và nghệ sĩ (*)
E.H. Gombrich
Lê Sỹ Tuấn biên dịch
Thật ra không hề có cái gọi là nghệ thuật. Chỉ có nghệ sĩ. Đã một thời
đây là những kẻ dùng đất màu quệch quạc lên vách động những đường
nét của một con bò rừng. Ngày nay nhiều người trong bọn họ mua sơn
màu và thiết kế những bảng quảng cáo làm hàng rào tạm thời che chắn
các khu vực đang thi công. Họ đã và đang làm nhiều thứ khác. Chẳng
thiệt hại gì khi gọi tất cả những hoạt động này là nghệ thuật bao lâu ta
còn nhớ rằng một từ như thế có thể chỉ nhiều thứ rất khác biệt trong
những thời gian và nơi chốn khác nhau, và rằng nghệ thuật với chữ N
viết hoa không hề tồn tại. Vì nghệ thuật với chữ N viết hoa đã dần dà
trở thành một thứ vật tổ và ngáo ộp. Bạn có thể nghiền nát một nghệ sĩ
bằng cách bảo anh ta rằng cái mà anh ta vừa làm xong thật hoàn hảo
theo phong cách riêng của nó, chỉ có điều nó không phải là “Nghệ
thuật”. Và bạn có thể sỉ nhục bất cứ ai đang thưởng thức một bức tranh
bằng cách tuyên bố rằng điều họ thích nơi bức tranh ấy thực ra chẳng
có chi là Nghệ thuật.
Thật sự tôi không nghĩ rằng vì sai lầm mà người ta thích một bức tượng
hay một bức tranh nào đó. Họ có thể thích một bức vẽ phong cảnh vì nó
gợi nhớ về quê hương, hay một bức chân dung vì nó nhắc nhớ đến một
người bạn. Không có gì sai trái trong trường hợp đó. Tất cả chúng ta
khi nhìn một bức tranh, chắc chắn sẽ được nhắc nhớ về một trăm lẻ một
điều ảnh hưởng đến cái yêu và ghét của ta. Bao lâu những ký ức này
còn giúp chúng ta thưởng ngoạn điều chúng ta thấy, sẽ không có gì
đáng ngại. Chỉ khi một ký ức nào đó không thích hợp làm ta có thành
kiến, khi ta theo bản năng quay lưng lại với một bức danh họa vẽ cảnh
núi non vì ta không thích leo trèo, lúc ấy ta nên lục vấn tâm can, tìm
cho ra lý do của cái ác cảm đã phá hỏng niềm vui mà lẻ ra ta được ném
hưởng. Quả có những nguyên do sai lầm khiến người ta không thích
một tác phẩm nghệ thuật.
Đa số ưa tìm kiếm nơi tranh ảnh những gì họ thích nhìn ngắm trong
hiện thực. Đây hoàn toàn là một ý thích tự nhiên. Chúng ta ai cũng ưa
vẽ đẹp nơi vạn vật, và tri ân các nghệ sĩ vì đã bảo tồn vẽ đẹp ấy trong
tác phẩm của họ. Chính những họa sĩ này cũng không cự tuyệt cái sở
thích của ta. Khi Rubens, họa sĩ lừng danh xứ Flanders vẽ chân dung
đứa con trai nhỏ của mình (H.1), chắc chắn ông tự hào vì vẽ xinh xắn
của cậu. Ông cũng muốn chúng ta chiêm ngưỡng cậu. Nhưng cái
khuynh hướng yêu chuộng những chủ đề đẹp đẽ và lôi cuốn dễ trở
thành chướng ngại nếu khiến ta từ chối những tác phẩm trình bày một
chủ đề ít hấp dẫn hơn. Họa sĩ tài danh người Đức Albrech Durer chắc
chắn đã vẽ mẹ mình (H.2) với một tình yêu và lòng tận tụy chẳng kém
gì Rubens với cậu con bầu bĩnh. Cách diễn tả trung thực của Durer về
tuổi già chồng chất ưu tư theo năm tháng khiến ta thấy gớm và ngoảnh
mặt đi. Nhưng nếu biết chống lại cái ác cảm đầu tiên đó, có thể ta sẽ
được phần thưởng hậu hĩ, vì bức vẽ của Durer với vẽ chân thực dễ sợ
của nó, chính là một tuyệt tác.
Thực tế ta sẽ sớm nhận ra rằng vẽ đẹp của một bức tranh thật ra không
ở tại vẽ đẹp của chủ đề. Tôi chẳng biết những đứa trẻ rách rưới mà
Murillo, họa sĩ Tây Ban Nha thích vẽ (H.3) có xinh đẹp như thế hay
không, chứ cứ theo bức tranh thì chúng rất quyến rũ. Mặt khác nhiều
người có thể sẽ nói bức vẽ đứa trẻ trong nội thất rất tuyệt vời (H.4) của
Pieter de Hooch người Hà Lan trông thật tẻ nhạt, nhưng đó cũng là một
tác phẩm hấp dẫn không kém.
Điều rắc rối là những sở thích và tiêu chuẩn về cái đẹp lại quá ư khác
biệt. Hình 5 và 6 đều được vẽ vào thế kỷ 15, và đều diễn tả các thiên
thần đang chơi đàn lute. Nhiều người sẽ thích tác phẩm của Melozzo da
Forli người Italia (H.5) vì nét yêu kiều đầy mê hoặc của nó hơn tác
phẩm của Hans Memling (H.6), người miền Bắc cùng thời với da Forli.
Riêng tôi thích cả hai. Có lẽ sẽ hơi mất thời giờ để nhận ra vẽ đẹp thực
sự nơi vị thiên thần của Memling, nhưng một khi không còn bị chi phối
bởi dáng vẽ xấu xí bẽn lẽn ấy, ta sẽ thấy đó là một hình ảnh vô cùng
đáng yêu.
Điều xảy ra cho cái đẹp cũng xãy ra cho cách diễn đạt. Thường thì cách
diễn tả một hình ảnh trong tranh sẽ làm ta thích hay ghét tác phẩm đó.
Có người thích lối trình bày dễ hiểu, và do đó khiến họ xúc động sâu
xa. Khi guido Reni, họa sĩ người Ý thế kỷ mười bảy, vẽ khuôn mặt
chúa Jêsu trên thập giá (H.7), rõ ràng ông có ý để người xem phát hiện
trên gương mặt đó tất cả nỗi thống khổ và vinh quang của Cuộc
Thương Khó. Suốt những thế kỷ sau, biết bao người đã tìm thấy nghị
lực và an ủi từ một lối diễn tả như thế về Đấng Cứu Chuộc. Cái cảm
xúc do cách diễn đạt ấy mạnh và rõ đến nỗi người ta có thể gặp thấy
các phiên bản của tác phẩm này trong những điện thờ đơn sơ bên vệ
đường và những nông trang hẻo lánh nơi chẳng ai biết gì về “Nghệ
thuật”. Nhưng cách diễn đạt mạnh mẽ này lôi cuốn đến đâu chăng nữa,
ta cũng đừng vì thế mà ngoảnh mặt bỏ qua những tác phẩm mà lối trình
bày dường như khó hiểu. Nhà họa sĩ người Ý thời Trung cổ khi vẽ bức
thập tự (H.8) chắc chắn cũng thật sự cảm xúc vì Cuộc Thương Khó như
Reni, nhưng trước hết ta phải học biết cách vẽ của họa sĩ đó để hiểu
được những xúc động của ông. Khi đã hiểu được những ngôn ngữ khác
biệt này, biết đâu những tác phẩm có lối diễn đạt ít biểu hiện sẽ được ta
thích hơn. Có những người thích kẻ khác nói ít và chừa lại một phần
cho họ phỏng suy. Tương tự, một số người thích những bức họa hay
điêu khắc mà nơi chúng, nhà nghệ sĩ đã để lại một điều gì đó cho họ ức
đoán và nghiền ngẫm. Ở những thời kỳ “cổ lỗ”, khi mà khả năng diễn
tả dung mạo và bộ điệu con người chưa tài tình như ngày nay, các nghệ
sĩ vẫn cố ga71ng bày tỏ cái cảm xúc mà họ muốn truyền đạt. Và chính
điều này thường làm ta dễ rung cảm hơn.
Nhưng tới đây, những người mới đến với nghệ thuật thường vấp phải
một trở ngại khác. Họ muốn chiêm ngưỡng tài năng của nhà nghệ sĩ
qua cách ông trình bày những thứ họ thấy. Điều họ thích nhất là những
bức vẽ trông “y thật”. Tôi không phủ nhận rằng đây là một ý tưởng
quan trọng. S ...