![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Bàn về thuật ngữ 'nhóm tội phạm' theo quy định của công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và kinh nghiệm cho pháp luật hình sự Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 295.21 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thuật ngữ “nhóm tội phạm” và hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm lần đầu tiên được ghi nhận tại khoản 1, Điều 14 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là BLHS năm 2015). Trên cơ sở phân tích quy định về nhóm tội phạm trong CTOC, bài viết chỉ ra một số kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 2015 trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về thuật ngữ “nhóm tội phạm” theo quy định của công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và kinh nghiệm cho pháp luật hình sự Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ BÀN VỀ THUẬT NGỮ “NHÓM TỘI PHẠM” THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM CHO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐINH THỊ NGUYỄN* Ngày nhận bài:14/07/2020 Ngày phản biện: 28/07/2020 Ngày đăng bài: 31/12/2020 Tóm tắt: Abstract: Thuật ngữ “nhóm tội phạm” và hành The term “criminal group” and the act vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm lần of establishing and joining a criminal group đầu tiên được ghi nhận tại khoản 1, Điều 14 for the first time are recorded in Clause 1, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 được Article 14 of the Vietnamese Criminal Code sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là 2017, amended and supplemented in 2017 BLHS năm 2015). Đây là một trong những (hereinafter referred to as the Criminal Code tiến bộ của BLHS năm 2015 nhằm nội luật 2015). This is one of the advances of the hóa các quy định có liên quan của điều ước Criminal Code 2015 to internalize the quốc tế mà nước ta là thành viên, cụ thể là relevant provisions of the international nội luật hóa quy định Công ước của Liên treaties to which our country is a party, hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức namely the internalization of the provisions xuyên quốc gia (sau đây gọi tắt là CTOC). of the Convention against Transnational Trên cơ sở phân tích quy định về nhóm tội Organized Crime (hereinafter referred to as phạm trong CTOC, bài viết chỉ ra một số CTOC). Based on the analysis of regulations kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện BLHS năm on criminal group in CTOC, this article will 2015 trong thời gian tới. provide some recommendations to continue to improve the Criminal Code 2015 in the future. Từ khóa: Keywords: Nhóm tội phạm, CTOC, Bộ luật Hình Criminal group, Convention against sự năm 2015. Transnational Organized Crime, the Criminal Code of Vietnam. * GV Khoa Luật học, Trường Đại học Bình Dương. Email: nguyendinh2511@gmail.com 38 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 45/2020 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động của các nhóm tội phạm ở Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng và có diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến an ninh xã hội và kinh tế. Đặc biệt, các nhóm tội phạm này còn mở rộng quy mô không chỉ trong nước mà còn liên kết với các nhóm tội phạm ở nước ngoài, tạo thành các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đe dọa đến an ninh thế giới và khu vực. Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế là phải thiết lập khung pháp lý chung trong phạm vi toàn cầu để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này. Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào ngày 08/6/2012. Với sự phê chuẩn này, Việt Nam đã chính thức cam kết thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong Công ước, trong đó bao gồm nghĩa vụ tội phạm hóa quy định về nhóm tội phạm và hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm được Công ước quy định. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định về nhóm tội phạm và hành vi thành lập, gia nhập nhóm tội phạm tại Điều 14 là một trong những trường hợp của chuẩn bị phạm tội. Việc bổ sung tại Điều 14 đã thể hiện bước tiến rõ rệt của Việt Nam trong việc nội luật hóa quy định của CTOC. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 vẫn chưa có quy định cụ thể về “nhóm tội phạm”. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề thuật ngữ “nhóm tội phạm” trên cơ sở so sánh với CTOC sẽ cho chúng ta kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống với các nhóm tội phạm. 2. Khái niệm và đặc điểm nhóm tội phạm theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được ban hành bởi Nghị quyết A/RES/55/25 ngày 15/11/2000 tại phiên họp thứ 55 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Công ước mở để các quốc gia ký đến ngày 12/12/2002 và bắt đầu có hiệu lực khi có đủ 40 quốc gia phê chuẩn. Đến ngày 29/9/2003 CTOC chính thức có hiệu lực8. CTOC sử dụng thuật ngữ tiếng anh là “organized criminal group” có thể hiểu là “nhóm người phạm tội có tổ chức”. Khi dịch cụm từ này sang tiếng Việt thì thuật ngữ “nhóm tội phạm có tổ chức” đang được nhiều học giả sử dụng trong nghiên cứu của mình9. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, tác giả xin sử dụng nguyên văn thuật ngữ “organized criminal group” khi phân tích về khái niệm này theo quy định của CTOC. 8 Lê Minh Tuấn (2004), Một số nội dung cơ bản của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Tạp chí Kiểm sát, số tháng 10/2004, tr.49. 9 Một số học giả sử dụng như: tác giả Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Ngọc Anh trong cuốn Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nxb Công an nhân dân; Bùi Đình Tiến trong trong cuốn Nội luật hóa các quy định của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam do tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa chủ biên; Bùi Đình Tiến (2010) trong Luận văn thạc sĩ “ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về thuật ngữ “nhóm tội phạm” theo quy định của công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và kinh nghiệm cho pháp luật hình sự Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ BÀN VỀ THUẬT NGỮ “NHÓM TỘI PHẠM” THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM CHO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐINH THỊ NGUYỄN* Ngày nhận bài:14/07/2020 Ngày phản biện: 28/07/2020 Ngày đăng bài: 31/12/2020 Tóm tắt: Abstract: Thuật ngữ “nhóm tội phạm” và hành The term “criminal group” and the act vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm lần of establishing and joining a criminal group đầu tiên được ghi nhận tại khoản 1, Điều 14 for the first time are recorded in Clause 1, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 được Article 14 of the Vietnamese Criminal Code sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là 2017, amended and supplemented in 2017 BLHS năm 2015). Đây là một trong những (hereinafter referred to as the Criminal Code tiến bộ của BLHS năm 2015 nhằm nội luật 2015). This is one of the advances of the hóa các quy định có liên quan của điều ước Criminal Code 2015 to internalize the quốc tế mà nước ta là thành viên, cụ thể là relevant provisions of the international nội luật hóa quy định Công ước của Liên treaties to which our country is a party, hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức namely the internalization of the provisions xuyên quốc gia (sau đây gọi tắt là CTOC). of the Convention against Transnational Trên cơ sở phân tích quy định về nhóm tội Organized Crime (hereinafter referred to as phạm trong CTOC, bài viết chỉ ra một số CTOC). Based on the analysis of regulations kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện BLHS năm on criminal group in CTOC, this article will 2015 trong thời gian tới. provide some recommendations to continue to improve the Criminal Code 2015 in the future. Từ khóa: Keywords: Nhóm tội phạm, CTOC, Bộ luật Hình Criminal group, Convention against sự năm 2015. Transnational Organized Crime, the Criminal Code of Vietnam. * GV Khoa Luật học, Trường Đại học Bình Dương. Email: nguyendinh2511@gmail.com 38 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 45/2020 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động của các nhóm tội phạm ở Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng và có diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến an ninh xã hội và kinh tế. Đặc biệt, các nhóm tội phạm này còn mở rộng quy mô không chỉ trong nước mà còn liên kết với các nhóm tội phạm ở nước ngoài, tạo thành các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đe dọa đến an ninh thế giới và khu vực. Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế là phải thiết lập khung pháp lý chung trong phạm vi toàn cầu để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này. Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào ngày 08/6/2012. Với sự phê chuẩn này, Việt Nam đã chính thức cam kết thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong Công ước, trong đó bao gồm nghĩa vụ tội phạm hóa quy định về nhóm tội phạm và hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm được Công ước quy định. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định về nhóm tội phạm và hành vi thành lập, gia nhập nhóm tội phạm tại Điều 14 là một trong những trường hợp của chuẩn bị phạm tội. Việc bổ sung tại Điều 14 đã thể hiện bước tiến rõ rệt của Việt Nam trong việc nội luật hóa quy định của CTOC. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 vẫn chưa có quy định cụ thể về “nhóm tội phạm”. Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề thuật ngữ “nhóm tội phạm” trên cơ sở so sánh với CTOC sẽ cho chúng ta kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống với các nhóm tội phạm. 2. Khái niệm và đặc điểm nhóm tội phạm theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được ban hành bởi Nghị quyết A/RES/55/25 ngày 15/11/2000 tại phiên họp thứ 55 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Công ước mở để các quốc gia ký đến ngày 12/12/2002 và bắt đầu có hiệu lực khi có đủ 40 quốc gia phê chuẩn. Đến ngày 29/9/2003 CTOC chính thức có hiệu lực8. CTOC sử dụng thuật ngữ tiếng anh là “organized criminal group” có thể hiểu là “nhóm người phạm tội có tổ chức”. Khi dịch cụm từ này sang tiếng Việt thì thuật ngữ “nhóm tội phạm có tổ chức” đang được nhiều học giả sử dụng trong nghiên cứu của mình9. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, tác giả xin sử dụng nguyên văn thuật ngữ “organized criminal group” khi phân tích về khái niệm này theo quy định của CTOC. 8 Lê Minh Tuấn (2004), Một số nội dung cơ bản của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Tạp chí Kiểm sát, số tháng 10/2004, tr.49. 9 Một số học giả sử dụng như: tác giả Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Ngọc Anh trong cuốn Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nxb Công an nhân dân; Bùi Đình Tiến trong trong cuốn Nội luật hóa các quy định của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam do tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa chủ biên; Bùi Đình Tiến (2010) trong Luận văn thạc sĩ “ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bộ luật Hình sự Nhóm tội phạm Trách nhiệm hình sự Hệ thống pháp luật Quốcphòng an ninhTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 1021 4 0 -
112 trang 379 0 0
-
62 trang 308 0 0
-
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 299 0 0 -
Hậu quả của việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự: Lý luận, thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật
11 trang 181 0 0 -
11 trang 153 0 0
-
Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009
241 trang 137 0 0 -
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 134 0 0 -
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 134 0 0 -
Bàn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay
4 trang 132 0 0