Danh mục

Bằng chứng khoa học về hiệu quả của mô hình can thiệp sớm denver trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo giới thiệu tổng quan và những hiệu quả của nghiên cứu, ứng dụng mô hình can thiệp sớm Denver cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở một số quốc gia trên thế giới. Tác giả cũng giới thiệu về chương trình can thiệp sớm, chu trình giảng dạy, và đồng thời so sánh mô hình can thiệp Denver với những mô hình can thiệp khác trong lĩnh vực can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bằng chứng khoa học về hiệu quả của mô hình can thiệp sớm denver trong can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ BẰNG CHỨNG KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CAN THIỆP SỚM DENVER TRONG CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Đào Nguyễn Tú1Tóm tắtBài báo giới thiệu tổng quan và những hiệu quả của nghiên cứu, ứng dụngmô hình can thiệp sớm Denver cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở một số quốc giatrên thế giới. Tác giả cũng giới thiệu về chương trình can thiệp sớm, chutrình giảng dạy, và đồng thời so sánh mô hình can thiệp Denver với nhữngmô hình can thiệp khác trong lĩnh vực can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Thêmvào đó, tác giả đưa ra một số kết luận và khuyến nghị trong việc áp dụng môhình này ở Việt Nam.Từ khóa: mô hình can thiệp sớm Denver, rối loạn phổ tự kỉ, phân tích hànhvi ứng dụng, đào tạo phản hồi nền tảng THE SCIENTIFIC EVIDENCE OF THE EFFECTIVENESS OF APPLYING EARLY START DENVER MODEL FOR CHILDREN WITH AUTISM SPECTRUM DISORDERSAbstractThis paper aims to introduce an overview and the scientific evidence ofthe effectiveness of researching and applying Early Start Denver Model forchildren with autism spectrum disorders in some countries in the world.Author also shows the curriculum, teaching procedures, similarities anddifferences between the Early Start Denver Model and other interventionmodels for children with autism spectrum disorder. In addition, this articleoffers some conclusions and recommendations on applying this model inViet Nam.Keywords: early start denver model, autism spectrum disorder, appliedbehavior analysis, pivotal response training1 Trung tâm can thiệp sớm Sơn Ca thành phố Đà Nẵng. Email: nguyentumas@gmail.com 806I. MỞ ĐẦU Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một dạng rối loạn phát triển thần kinhđược đặc trưng bởi những khó khăn về giao tiếp xã hội, sở thích và hànhvi định hình lặp lại (DSM-5, 2013). Theo kết quả thống kê của Trung tâmkiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ mắc RLPTK đã giatăng nhanh trong vài năm gần đây, cụ thể: năm 2012 là 1/88, năm 2016 là1/68, năm 2018 là 1/59 và năm 2020 là 1/54; trong đó tỉ lệ trẻ nam mắc tựkỷ là 1/34, tỉ lệ ở nữ là 1/144 (CDC, 2021). Ở Việt Nam, ước tính có 0,5-1,0% trẻ mắc RLPTK trong độ tuổi từ 0 – 16 tuổi (Công và Yến, 2017). Những trị liệu và can thiệp RLPTK cho đến nay vẫn dựa vào thànhtựu của lĩnh vực tâm lý và giáo dục. Trên thế giới, hiện tại có nhiều môhình can thiệp sớm cho trẻ RLPTK, trong số đó có Mô hình can thiệp sớmDenver (ESDM) với đầy đủ bằng chứng khoa học chứng minh về tính hiệuquả của nó. Mô hình Denver tập trung can thiệp vào những khiếm khuyếtcốt lõi của trẻ như ngôn ngữ giao tiếp, kỹ năng xã hội, kỹ năng chơi, kỹnăng chú ý, kỹ năng bắt chước, nhận thức, kỹ năng vận động, kỹ năng tựlập,… thông qua các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Mô hình nàyđã và đang được nghiên cứu, ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. TạiViệt Nam, hiện vẫn chưa có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hìnhcủa mô hình can thiệp sớm Denver trong lĩnh vực can thiệp và hỗ trợ chotrẻ RLPTK. Do vậy, việc nghiên cứu tổng quan, phân tích và tổng hợp bằng chứngkhoa học về tính hiệu quả của mô hình Denver sẽ bổ sung thêm vào hệthống tri thức lí luận và thực tiễn can thiệp và trị liệu cho trẻ RLPTK, đồngthời góp phần đưa ra những khuyến nghị phù hợp cho các nhà chuyênmôn và các phụ huynh trong việc ứng dụng mô hình này ở Việt Nam.II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Lịch sử phát triển của mô hình can thiệp sớm Denver Mô hình can thiệp sớm Denver được kế thừa và phát triển dựa trênnhững thành tựu nghiên cứu của nhiều mô hình can thiệp khác nhau,bao gồm: 807 1) Mô hình Denver: Phiên bản đầu tiên của mô hình Denver dànhcho trẻ RLPTK lứa tuổi mẫu giáo từ 24 – 60 tháng được Rogers và cộngsự tiến hành nghiên cứu và xây dựng trong năm đầu của thập niên 1980.Đặc điểm cốt lõi của mô hình này bao gồm: (1) Nhóm làm việc đa ngành(Chuyên gia tâm lý trẻ em, giáo dục viên đặc biệt, bác sĩ nhi, chuyên giaphân tích hành vi, chuyên viên hoạt động trị liệu, chuyên viên âm ngữ – lờinói); (2) Tập trung vào tương tác xã hội; (3) Phát triển kỹ năng giao tiếpqua lại, chủ động bắt chước cử chỉ điệu bộ, diễn tả cảm xúc và sử dụng đồvật; (4) Nhấn mạnh vào giao tiếp bằng lời và không lời; (5) Tập trung vàokhía cạnh nhận thức của hoạt động vui chơi được tiến hành trong khuônkhổ trẻ chơi theo cặp; (6) Lôi kéo cha mẹ cùng tham gia trong hoạt độngcan thiệp. 2) Mô hình phát triển sự tương tác ở RLPTK: Mô hình này đượcRogers và Pennington thực hiện vào năm 1991. Hai tác giả này đưa ragiả thuyết rằng khiếm khuyết khả năng bắt chước trong giai đoạn sơ sinhcủa trẻ RLPTK cản trở sự gắn kết, hòa hợp về cảm xúc và trạng thái tinhthần giữa trẻ và cha mẹ. Điều này cũng được tìm thấy ở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: