Hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là một lĩnh vực chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Từ những ngày đầu mới phát triển TTTON, các chuyên gia đã dựa trên kinh nghiệm thực tế của họ và cho rằng “mặc dù việc chọc hút trứng có thể đưa đến việc giảm chức năng hoàng thể trong việc tổng hợp estradiol và progesterone, nhưng hỗ trợ giai đoạn hoàng thể là không cầnthiết và không có ý nghĩa lâm sàng” (Jones và cs., 1982). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bằng chứng y học về hỗ trợ hoàng thể trong thụ tinh trong ống nghiệm Bằng chứng y học về hỗ trợ hoàng thể trong thụ tinh trong ống nghiệmGIỚI THIỆUHỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là một lĩnhvực chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Từ những ngày đầu mới phát triểnTTTON, các chuyên gia đã dựa trên kinh nghiệm thực tế của họ và cho rằng “mặcdù việc chọc hút trứng có thể đưa đến việc giảm chức năng hoàng thể trong việctổng hợp estradiol và progesterone, nhưng hỗ trợ giai đoạn hoàng thể là không cầnthiết và không có ý nghĩa lâm sàng” (Jones và cs., 1982). Tuy nhiên, cần thấy rằngcó một vài điểm khác biệt trong cách kích thích buồng trứng (KTBT) để làmTTTON trong giai đoạn trước đây và hiện nay. Trước đây, KTBT không kết hợpsử dụng GnRH analogues để khống chế đỉnh LH sớm, sử dụng CC để KTBT, dođó nồng độ đỉnh estradiol không cao và hầu như sử dụng hCG 10.000 IU để gâytrưởng thành noãn.Từ khi GnRH analogues được đưa vào sử dụng trong phác đồ KTBT, hỗ trợ giaiđoạn hoàng thể được quan tâm nhiều hơn. Các nhà lâm sàng thấy rằng hỗ trợhoàng thể là cần thiết và thường sử dụng progesterone trong pha hoàng thể, kéodài đến tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Tuy nhiên, các phác đồ hỗ trợ hoàngthể cũng như liều thuốc, đường dùng, thời gian sử dụng,… rất khác nhau giữa cáctrung tâm TTTON, chủ yếu được dựa trên kinh nghiệm lâm sàng hơn là các thửnhiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Trong bài này, chúng tôi sẽ bàn vềcác vấn đề liên quan đến hỗ trợ giai đoạn hoàng thể, dựa trên các chứng cứ y họchiện có.SỰ CẦN THIẾT CỦA HỖ TRỢ HOÀNG THỂ TRONG CÁC CHU KỲTTTON CÓ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNGNgay từ những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên vào những năm1970, các chuyên gia hỗ trợ sinh sản đã ghi nhận có sự thay đổi của pha hoàng thểkhi kích thích buồng trứng bằng hMG (Edwards và cs., 1980). Sau đó, nhiềunghiên cứu sử dụng hMG để KTBT trong thụ tinh trong ống nghiệm đã xác nhậnpha hoàng thể bị bất thường với đặc điểm là nồng độ progesterone tăng sớm ở đầupha hoàng thể và độ dài pha hoàng thể bị ngắn đi đáng kể (Jones, 1996) (hình 1).Hình 1. Sơ đồ mô tả sự thay đổi độ dài pha hoàng thể và nồng độ progesteronetrong pha hoàng thể gây ra do kích thích buồng trứng (Vẽ lại theo Jones, 1996).Các nguyên nhân gây giảm sản xuất hormone steroids trong pha hoàng thểtrong TTTON Sự sử dụng rộng rãi GnRH agonist trong phác đồ KTBT đã giúp ngăn ngừa đỉnh LH sớm, cải thiện tỉ lệ thành công một cách đáng kể. Thông th ường, khi sử dụng GnRH agonist, tuyến yên bị ức chế từ 2 – 3 tuần sau khi ngưng tiêm thuốc. Điều này gây ra sự ức chế các xung LH trong pha hoàng thể, do đó, sự tổng hợp Estradiol và Progesterone trong pha hoàng thể bị giảm (Belaisch-Allart và cs., 1987; Smitz và cs., 1988; Smith và cs., 1989). Kích thích buồng trứng gây sự phát triển của nhiều nang noãn, kéo theo sự tạo lập nhiều hoàng thể sau chọc hút lấy noãn của các nang này. Việc khởi động trưởng thành noãn trong các chu kỳ KTBT thường bằng hCG, mà hCG có thời gian bán hủy dài hơn LH nội sinh của cơ thể, do đó, gây tác động nhiều hơn trên các hoàng thể của buồng trứng. Hiện tượng đa hoàng thể chịu tác động của hCG ở giữa chu kỳ làm cho nồng độ progesterone và estradiol ở đầu pha hoàng thể quá cao trên mức sinh lý. Thông qua cơ chế phản hồi âm lên tuyến yên, progesterone và estradiol ức chế sự sản xuất FSH và LH từ tuyến yên gây hiện tượng thiếu LH trong pha hoàng thể (Fauser và cs., 2003; Van Der Gaast và cs., 2002; Tavaniotou và cs., 2002). Thiếu LH làm cho hoàng thể thiếu kích thích, chức năng hoàng thể bị suy giảm và pha hoàng thể bị ngắn đi. Khoảng 9 ngày sau tiêm hCG gây trưởng thành noãn, nồng độ hCG giảm nhiều trong máu, lúc này, hoàng thể thiếu sự kích thích của hCG nên giảm sản xuất estradiol và progesterone và khả năng có thai bị giảm (Smitz và cs., 1992) Chọc hút trứng trong TTTON lấy đi các tế bào hạt bao quanh noãn, do đó việc sản xuất progesterone trong pha hoàng thể cũng bị giảm (Hubayter và cs., 2008).Thiểu năng giai đoạn hoàng thể là một vấn đề thường gặp trong TTTON vàthường liên quan đến phác đồ KTBT có sử dụng GnRH agonist và GnRHantagonist (Beckers và cs., 2003; Kolibianakis và cs., 2003; Macklon và cs., 2005;Pritts và cs., 2002). Thiểu năng giai đoạn hoàng thể chủ yếu là do giảm sản xuấtprogesterone sau phóng noãn. Sự giảm sản xuất hormone steroids làm giảm tỉ lệ cóthai và do đó, việc bổ sung progesterone ngoại sinh là hết sức cần thiết (Pritts vàcs., 2002).Với phác đồ KTBT có kết hợp GnRH agonist, hỗ trợ giai đoạn ho àng thể giúp tăngtỉ lệ có thai đáng kể (Daya và cs., 2006). Dựa trên các nguyên nhân gây thiểu nănggiai đoạn hoàng thể như trên, các phác đồ hỗ trợ giai đoạn hoàng thể thường đượcsử dụng là bổ sung pr ...