Cam cháy
#CC5500 Màu cam cháy là một biến thể của màu da cam, được sử dụng như một màu chính thức của trường Đại học tổng hợp Texas tại Austin. Một mẫu của màu cam cháy: [1] Tọa độ màu Số Hex = #CC5500 RGB (r, g, b) = (204, 85, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (20, 67, 100, 0) HSV (h, s, v) = (25, 100, 80)
.Chàm
#4B0082 Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Chàm (định hướng). Màu chàm là màu của ánh sáng trong khoảng 440 đến 420 nm, nằm giữa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảng màu theo chữ cái – C
Bảng màu theo chữ cái – C
Cam cháy
#CC5500
Màu cam cháy là một biến thể của màu da cam, được sử dụng như một màu
chính thức của trường Đại học tổng hợp Texas tại Austin. Một mẫu của màu
cam cháy: [1]
Tọa độ màu
Số Hex = #CC5500
RGB (r, g, b) = (204, 85, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (20, 67, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (25, 100, 80)
Chàm
#4B0082
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Chàm (định hướng).
Màu chàm là màu của ánh sáng trong khoảng 440 đến 420 nm, nằm giữa
màu xanh lam và màu tím. Giống như màu da cam, tên gọi của nó có xuất
xứ từ tự nhiên, do màu này rất gần với màu của chất tanin lấy từ lá hay vỏ
cây chàm dùng để nhuộm quần áo. Nó không phải là màu gốc bổ sung hay
loại trừ nhưng trong các sách vật lý vẫn liệt kê nó như màu gốc. Lý do cơ
bản là khi Newton chia quang phổ ra làm bảy phần để cho phù hợp với con
số bảy hành tinh (khi đó chỉ biết có vậy), bảy ngày trong tuần và bảy nốt
nhạc cũng như một số các danh sách khác chỉ có bảy phần tử thì ông đã đặt
tên và định nghĩa nó như màu gốc. Mắt con người không nhạy cảm lắ m với
ánh sáng màu chàm. Một số người không thể phân biệt nó với màu xanh lam
hay màu tím.
Tọa độ màu
Số Hex = #4B0082
RGB (r, g, b) = (75, 0, 130)
CMYK (c, m, y, k) = (85, 100, 11, 8)
HSV (h, s, v) = (275, 100, 51)
Cá hồi (màu)
#FF8C69
Màu cá hồi, hay màu đỏ cá hồi, là màu đỏ-da cam nhạt, có tên gọi theo màu
của thịt cá hồi. Màu thịt cá hồi trên thực tế dao động từ gần như trắng tới đỏ
thẫ m, phụ thuộc vào lượng carôten astaxanthin của chúng; màu cá hồi
được công nhận rộng rãi là màu nghiêng về phía nhạt hơn là về phía sẫm của
khoảng màu này.
Tọa độ màu
Số Hex = #FF8C69
RGB (r, g, b) = (255, 140, 105)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 45, 59, 0)
HSV (h, s, v) = (14, 59, 100)
Cánh gián
#CC8899
Màu cánh gián (màu của cánh con gián) làm một sắc độ của nâu pha với
một chút của mầu đỏ và trong đó ánh thêm một chút của mầu vàng đất.
Các ví dụ về đồ vật có mầu cánh gián: Kẹo mạch nha, đồ gố m men cánh
gián, đồ gỗ đánh verni.
Cô ban (màu)
#0047AB
Màu cô ban là một màu xanh lam chưa bão hòa, tạo cảm giác lạnh, các chất
liệu có màu như thế này chủ yếu tìm thấy trong các muối của cô ban. Màu
xanh nhìn thấy trên phần lớn các loại kính, thủy tinh là màu cô ban.
Tọa độ màu
Số Hex = #0047AB
RGB (r, g, b) = (0, 71, 171)
CMYK (c, m, y, k) = (93, 67, 0, 0)
HSV (h, s, v) = (210, 100, 67)
Cẩm quỳ (màu)
#993366
Màu cẩm quỳ (tiếng Anh: mauve, tiếng Pháp: malva, tên gọi chung của cây
cẩm quỳ họ Malvaceae giống Malva) là màu hoa cà có ánh hồng xám nhạt,
là một trong rất nhiều màu sắc trong dãy màu tía. Nó có ánh xám và xanh
lam hơn là ánh của màu hồng sẫm.
Phát hiện
Bài chính: Mauvein
Màu cẩm quỳ được đặt tên lần đầu tiên năm 1856. Nhà hóa học William
Perkins, khi đó mới 18 tuổi, đã thử điều chế kí ninh nhân tạo để làm thuốc
chống sốt rét. Phần còn lại ngoài dự kiến đã vô tình được ông để ý và nó đã
trở thành thuốc nhuộm anilin đầu tiên — chính xác là mauvein, đôi khi được
gọi là anilin màu tía. Perkins đã rất thành công trong việc giới thiệu phát
kiến của mình cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, vì thế tiểu sử
của ông do Simon Garfield viết được đặt tiêu đề là Mauve, tức màu cẩm
quỳ (2001).
Thập niên cẩm quỳ (The Mauve Decade) là nhan đề mà Thomas Beer (1889-
1940) tìm ra để đặc tả cho lối sống Mỹ vào cuối thế kỷ 19 vào năm 1926.
Nhìn lại thời gian này, Beer không thích xu hướng mà nước Mỹ tiến tới, ông
tin rằng nó đã rời xa khỏi các truyền thống của Tân Anh tới thời gian của sự
suy sụp và những cách nói vô nghĩa. Ông lấy nhan đề từ trích dẫn từ nghệ
sĩ James Whistler: Cẩm quỳ chỉ là hồng cố trở thành tía.
Tọa độ màu
Số Hex = #993366
RGB (r, g, b) = (153, 51, 102)
CMYK (c, m, y, k) = (40, 80, 60, 0)
HSV (h, s, v) = (330, 67, 60)