Danh mục

Báo cáo Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.67 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lãi suất ngân hàng không chỉ ảnh hưởng tới tiết kiệm và đầu tư mà còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ( có thể tái tạo hoặc không thể tái tạo) . Báo cáo " Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên "
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên "Nguyễn Văn Song. 2007. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 10, từ trang 51-55; tháng 10 năm 2007 Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên TS. Nguyễn Văn Song - Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội TÓM TẮT Lãi suất ngân hàng không chỉ ảnh hưởng tới tiết kiệm và đầu tư mà còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (có thể tái tạo hoặc không thể tái tạo). Bài viết sử dụng các mô hình toán học nhằm làm rõ thêm nguyên tắc, quy luật ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, qua đó làm cơ sở cho các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách có các định hướng, chiến lược khai thác, sử dụng các loại tài nguyên nhằm phát triển kinh tế bền vững. Qua 3 mô hình cụ thể với hai loại tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo, kết luận về ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên là đồng biến. Có nghĩa là, khi lãi suất ngân hàng tăng các hãng sẽ tăng cường khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên, và khi lãi suất ngân hàng giảm các hãng sẽ làm chậm lại quá trình khai thác (giả định các yếu tố khác không đổi). Từ khoá: lãi suất ngân hàng, chiết khấu, lợi nhuận, tài nguyên có thể và không thể tái tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đã và đang hội nhập với kinh tế thế giới, trong những năm tới, nền kinh tế thị trường sẽ dần được hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hơn. Thị trường không những điều tiết quá trình sản xuất (cung) quá trình tiêu dung (cầu) các loại hàng hoá và dịch vụ, mà thị trường và các nhân tố của thị trường (thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường lao động) còn ảnh hưởng tới tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia, của một vùng và của toàn bộ nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất. Tài nguyên thiên nhiên tựu chung có hai loại chính là tài nguyên có thể tái tạo (renewable natural resources) bao gồm các loại như: đất đai, nguồn nước, rừng, thuỷ sản; và tài nguyên không thể tái tạo (non- renewable natural resources) ví dụ: than đá, dầu mỏ, các loại khoáng sản khác, những loại tài nguyên này trong ngắn hạn là không thể tái tạo. Về mặt nguyên tắc, khai thác tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo phải đảm bảo bền vững. Có nghĩa là, tốc độ khai thác các loại tài nguyên có thể tái tạo phải nhỏ hơn hoặc bằng với tốc độ tái tạo của các loại tài nguyên này; còn đối với các loại tài nguyên không thể tái tạo thì tốc độ khai thác phải đảm bảo bằng hoặc nhỏ hơn tốc độ tìm kiếm các loại tài nguyên thay thế chúng. Tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố của thị trường đầu ra (hàng hoá, dịch vụ) và thị trường đầu vào (lao động, vốn, đất đai…). Mục đích của nghiên cứu: làm rõ thêm cơ sở kinh tế, ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và không thể tái tạo, làm cơ sở cho các nhà kinh tế, các nhà tài chính và các nhà hoạch định chính sách có các định hướng, chiến lược khai thác, sử dụng các loại tài nguyên nhằm phát triển kinh tế bền vững. 1Nguyễn Văn Song. 2007. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số 10, từ trang 51-55; tháng 10 năm 2007 Phương pháp nghiên cứu và phân tích: sử dụng các mô hình toán học để mô tả, phân tích và chứng minh sự ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2. NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Để làm rõ ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác tài nguyên, trong khuôn khổ phân tích của bài viết này chúng tôi đưa ra ba (3) mô hình toán học, một cho các loại tài nguyên không thể tái tạo và hai (2) cho loại tài nguyên có thể tái tạo. 2.1 Ảnh hưởng của lãi suất ngân hàng tới tốc độ khai thác tài nguyên có thể tái tạo (lấy rừng và gỗ làm ví dụ) Khai thác gỗ gắn liền với tài nguyên rừng, gỗ chưa phải là tất cả những gì mà rừng mang lại cho loài người, gỗ chỉ là một loại sản phẩm của rừng. Gỗ có giá trị sử dụng trực tiếp (direct use value), nhưng ngoài các giá trị sử dụng trực tiếp, rừng còn có các giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) khác như: chống sói mòn, bảo vệ nguồn gen, giữ nước cho cuối nguồn, đồng hoá CO2, vv…nếu giá trị sử dụng trực tiếp của rừng lớn hơn giá trị sử dụng gián tiếp thì rừng sẽ được khai thác. Và ngược lại, nếu giá trị sử dụng gián tiếp lớn hơn giá trị sử dụng trực tiếp thì rừng sẽ không được khai thác, mà là rừng bảo tồn, bởi vì nếu khai thác gỗ toàn bộ các giá trị sử dụng gián tiếp khác của rừng sẽ mất theo (ví dụ: rừng đầu ng ...

Tài liệu được xem nhiều: