Danh mục

Báo cáo ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC DỪA GIÀ TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA PHÔI VÔ TÍNH LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS AMABILIS)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 583.78 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nuôi cấy in vitro thực vật từ năm 1941, nước dừa đã được sử dụng để nuôi cấy phôi Datura metel L. và năm 1949 nuôi cấy mô Daucus carota. Các nghiên cứu sau đó trên hoa lan cho thấy nước dừa rất thích hợp cho đối tượng này. Nước dừa được bổ sung vào môi trường nuôi cấy mô lan giúp phôi tăng trưởng và nảy mầm (Hegarty,1955; Niimoto and Sagawa, 1961). Theo kết quả phân tích thành phần nước dừa của Tulecke và cộng sự trong nước dừa có các amino acid, acid hữu cơ, đường sucrose,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC DỪA GIÀ TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA PHÔI VÔ TÍNH LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS AMABILIS) " Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC DỪA GIÀ TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA PHÔI VÔ TÍNH LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS AMABILIS) Trịnh Thị Lan Anh(1), Dương Tấn Nhựt(2) (1) Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM; (2) Viện Sinh Học Tây Nguyên ABSTRACT Phalaenopsis amabilis is one of many commercial valuable orchids as cut flowers and potted plants with great economic importance all over the world which rely on their colors, species and specific characteristics. Considerable difficulties have been encountered in the clonal propagation of this orchid due to the characteristics ununiform and the limitted plantlets number. This study was performed in order to establish embryogenic morphological of Phalaenopsis amabilis. The in vitro leaves emerging from the flower stalk nodes were used for protocorm-like bodies (PLBs) induction. These PLBs were used for the embryos induction. The embryos were used as the sample to study morphological of Phalaenopsis amabilis. About 1360 mg embryos (1335.4 e mbryos ), 3050 mg PLBs (311.9 PLBs) and 2650 mg shoots (50.9 shoots) were harvested from 100 mg embryos on 30 ml MS medium supplemented with 2 mg/l BA, 0.5 mg/l NAA, 30% (v/v) old coconut water, 1 g/l activated charcoal, 30 g/l sucrose and 9 g/l agar after 12 culture weeks of. Results indicated that old coconut water 30% ( v/v) is suitable for embryogenesis, PLBs and shoot development, conversely. Keywords: nước dừa già, nước dừa non, Phalaenopsis amabilis, phát sinh hình thái, PLB (Protocorm-like body), tăng sinh phôi.MỞ ĐẦU Trong nuôi cấy in vitro thực vật từ năm 1941, nước dừa đã được sử dụng để nuôi cấy phôiDatura metel L. và năm 1949 nuôi cấy mô Daucus carota. Các nghiên cứu sau đó trên hoa lan chothấy nước dừa rất thích hợp cho đối tượng này. Nước dừa được bổ sung vào môi trường nuôi cấymô lan giúp phôi tăng trưởng và nảy mầm (Hegarty,1955; Niimoto and Sagawa, 1961). Theo kếtquả phân tích thành phần nước dừa của Tulecke và cộng sự trong nước dừa có các amino acid, acidhữu cơ, đường sucrose, glucose, fructose…, các hợp chất có hoạt tính auxin, cytokinin dạngglycoside với thành phần và hàm lượng rất cân đối. Trong đó hàm lượng các chất này có trong nướcdừa non cao hơn so với nước dừa già. Do đó, từ trước đến nay nước dừa non thường được sử dụngtrong nuôi cấy mô lan. Tuy nhiên, giá thành của nước dừa non thường cao gấp nhiều lần so vớinước dừa già, do vậy chí phí giá thành cây giống nuôi cấy in vitro cao hơn. Vì vậy chúng tôi tiếnhành khảo sát ảnh hưởng của nước dừa già, xác định nồng độ thích hợp nhất cho việc nhân nhanhphôi vô tính, PLB và cây con lan Hồ điệp nhằm làm giảm giá thành sản xuất cây giống, tạo nguồnnguyên liệu khởi đầu cho nhân giống vô tính với quy mô lớn.VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁPVật liệu Đối tượng nghiên cứu là cây P. amabilis. Phát hoa của các cây trưởng thành 5 – 6 tuổi, khỏemạnh, không có biểu hiện bệnh, cho hoa đẹp trồng trong nhà kính. Chọn những phát hoa không già, khi hoa chưa nở. Chọn các phần phát hoa mang chồi,khoảng nốt thứ ba từ dưới lên, hai nốt phần gốc thường không tạo chồi được bỏ đi, phần phía trênmang hoa cũng không sử dụng được. Phần phát hoa sử dụng làm nguồn mẫu cấy ban đầu thườngchỉ mang từ 4 – 6 nốt. 138 Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Hình 1. Nguồn vật liệu phôi vô tính lan Hồ điệp được sử dụng cho thí nghiệm nuôi cấy. Lá thu được sau hai tháng nuôi cấy phát hoa được dùng làm nguyên liệu để tái sinh PLB.Các lá (dài 2 cm) của các chồi in vitro này được cắt thành 6 mảnh. Cách cắt mẫu như sau: tiến hànhcắt một đường giữa gân lá chia lá thành hai phần theo chiều dọc. Tiếp tục cắt theo chiều ngangvuông góc với gân lá tạo các lát cắt hình vuông. Mẫu cấy được cấy trên môi trường MS có bổ sung1 mg/l NAA; 10 mg/l BA; 30 g/l sucrose; 20% (v/v) nước dừa non; 9 g/l agar. Các PLB tái sinh từmô lá in vitro được cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,1 mg/l BA; 0,01 mg/l 2,4-D; 20% (v/v)nước dừa non; 30 g/l sucrose; 1 g/l than hoạt tính; 9 g/l agar cho sự tái sinh mô sẹo. Cấy chuyền cácmô sẹo này sang môi trường MS có bổ sung 2 mg/l BA; 0,5 mg/l NAA; 20% (v/v) nước dừa non; 1g/l than hoạt tính; 9 g/l agar cho sự phát sinh phôi vô tính (Dương Tấn Nhựt và cộng sự., 2009). Cácphôi thu được có dạng xốp, màu vàng nhạt được dùng làm vật liệu cho các thí nghiệm trong nghiêncứu này (Hình 1).Phương phápMôi trường nuôi cấy Trong các nghiệm thức thí ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: