Danh mục

Báo cáo bài thuyết trình: Định chế tài chính quốc tế

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 797.37 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo bài thuyết trình: Định chế tài chính quốc tế trình bày các kiến thức về quỹ tiền tệ quốc tế, nhóm ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á. Cùng tham khảo nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo bài thuyết trình: Định chế tài chính quốc tế Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1 Bài thuyết trình ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Page 1 Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1 Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới trong xu toàn cầu hóa, chúng ta được biết về thuật ngữ “Định chế tài chính quốc tế”. Việt Nam là thành viên của các định chế tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hang thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). A. QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (International Monetary Fund, IMF) 1. Sơ lược hình thành: Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên xô cũ) đã tham dự Hội nghị tiền tệ và tài chính của Liên Hiệp Quốc được triệu tập ở Bretton Woods, New Hampshire (Mỹ) từ 1-22/7/1944 nhằm triển khai một hệ thống cấu trúc tiền tệ quốc tế. Kết quả của hội nghị là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập. Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một tổ chức quốc tế về tài chính và tiền tệ mà thành viên là chính phủ các nước. Buổi đầu thành lập, IMF chỉ là một tổ chức hợp tác để giám sát hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế, tuy nhiên nó cũng đồng thời hỗ trợ hệ thống này bằng những khoản tiền đôi khi với số lượng lớn dưới hình thức cho các nước thành viên vay. Nguồn vốn của IMF: chủ yếu là vốn cổ phần của các nước thành viên và tích luỹ của IMF. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Đến ngày 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD . Cổ phần: Các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Trụ sở chính của IMF đặt tại số 700 đường 19 tại Washington D.C Page 2 Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1 Logo của IMF Trụ sở chính của IMF Văn phòng đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam đặt tại số 63 Lý Thái Tổ Suite 601 Hà Nội, Việt Nam (http://translate.googleusercontent.com/translate_c?hl=vi&langpair=en%7Cvi&u=http:// www.imf.org/external/country/VNM/rr/index.htm&prev=/translate_s%3Fhl%3Dvi%26q %3Ddieu%2Ble%2BIMF%26tq%3DIMF%2Bcharter%26sl%3Dvi%26tl%3Den&rurl=tr anslate.google.com.vn&usg=ALkJrhiqIPqxJY1VePQQixElLBDSpw9ToA). 2. Chức năng, Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động: 1.Chức năng: Có ba chức năng chính là giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và cho vay (tài trợ) (http://mfo.mquiz.net/wto/?Function=NEF&file=1107) Giám sát là hình thức cố vấn chính sách thường xuyên của IMF đối với các nước thành viên. Mỗi năm, IMF đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình kinh tế mỗi nước. Quỹ sau đó bàn luận với chính phủ các nước về các chính sách có lợi nhất trong việc duy trì tỷ giá ổn định và một nền kinh tế tăng trưởng và thịnh vượng. IMF cũng kết hợp thông tin từ các cuộc hội đàm đơn lẻ để đưa ra đánh giá chung về sự phát triển và triển vọng của từng khu vực cũng như của thế giới. Các báo cáo của IMF được xuất bản 2 năm một làn trong 2 tài liệu Tổng quan kinh tế thế giới (World Economic Outlook) và Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu (Global Financial Stability Report). Việc giám sát bao quát một phạm vi chính sách kinh tế rộng lớn, tuy nhiên mỗi nước có một trọng tâm riêng tuỳ vào hoàn cảnh hiện tại.- Tỷ giá hối đoái, tiền tệ và chính sách tài khoá luôn là trọng tâm chính của hoạt động giám sát. Các nhà nghiên cứu kinh tế của IMF đưa ra lời khuyên từ việc lựa chọn chế độ điều hành tỷ giá cho đến việc đảm bảo tính tương hợp giữa chế độ điều hành tỷ giá và lập trường đối với chính sách tài khoá và tiền tệ. Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF cung cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập và thực hiện các chính sách hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp trong một số lĩnh vực bao gồm: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, giám sát và điều hành hệ thống tài chính ngân hàng và cuối cùng là số liệu thống kê. Các hỗ trợ này được thực hiện bằng nhiều cách: có thể thông qua các nhân viên dưới hình thức công tác kỳ hạn hoặc bổ nhiệm chuyên gia từ vài tuần tới vài năm (nếu việc sử dụng chuyên gia kéo dài, các nước có thể được yêu cầu đóng góp tài chính). IMF cũng cung cấp các hỗ trợ dưới hình thức báo cáo chẩn đoán kỹ thuật (diagnostic), các khoá đào tạo, hội thảo, thảo luận chuyên đề, tư vấn trực tuyến từ trụ sở của Quỹ. Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật được IMF triển khai theo vùng với hai trung tâm hỗ trợ kỹ thuật đã được thiết lập ở Thái Bình Dương và Caribbe. Trung tâm thứ 3 được mở tại Đông Phi vào năm 2002 với mục tiêu có 4 trung tâm khác tại vùng Hạ Sahara châu Phi. Bên cạnh việc cung cấp các khoá đào tạo tại trụ sở, IMF cũng tổ chức các khoá học Page 3 Thuyết trình Định chế tài chính quốc tế_Nhóm 1 và hội thảo tại các học viện hoặc chương trình của từng nước hoặc từng khu vực. Hiện nay IMF có 4 trung tâm đào tạo tại các khu vực Châu Mỹ La tinh (Brazil), Châu Phi (Tunisia), Singapore và Áo. IMF còn tổ chức các chương trình đào tạo song phương, đặc biệt là với Trung Quốc và Quỹ tiền tệ Arab (Arab Monetary Fund). Trong trường hợp nước thành viên gặp khó khăn với cán cân thanh toán, IMF thực hiện chức năng của một Quỹ có thể rót vốn ưu đãi giúp hồi phục kinh tế (cho vay). Các hỗ trợ tài chính nhằm tạo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: