Báo cáo CÓ THỂ QUAN TÂM HƠN NỮA ĐẾN NHU CẦU VĂN HÓA CỦA TRẺ EM KHÔNG?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " CÓ THỂ QUAN TÂM HƠN NỮA ĐẾN NHU CẦU VĂN HÓA CỦA TRẺ EM KHÔNG? " Xã hội học số 2 - 1983 CÓ THỂ QUAN TÂM HƠN NỮA ĐẾN NHU CẦU VĂN HÓA CỦA TRẺ EM KHÔNG? ĐẶNG THANH TRÚC Trẻ em là một nhóm xã hội đặc biệt, mang những đặc trưng riêng, việc đi sâunghiên cứu những vấn đề của thế hệ này đã từ lâu trở thành mục tiêu của nhiềungành khoa học. Nhà trường, gia đình và xã hội là ba môi trường hoạt động văn hóa hằng ngàycủa trẻ em. Nhà trường là nơi trực tiếp truyền thụ những kiến thức văn hóa cho họcsinh; gia đình và xã hội là nơi dành phần lớn thời gian cho các em những trò chơigiải trí. Làm cho những hoạt động này thực sự trở thành bổ ích là vấn đề mà cả xãhội và mỗi gia đình đều phải quan tâm. 1.Trẻ em với hệ thống thông tin thành phố. Do những đặc điểm về lứa tuổi, ở trẻ em hình thành những suy nghĩ và nhữngnhu cầu về văn hóa rất khác biệt với người lớn. Phạm vi giao tiếp văn hóa của trẻem cũng bó hẹp trong những chừng mực nhất định. Ở tuổi ấu thơ, hầu hết các emnằm trong cuộc sống văn hóa gia đình, mô hình văn hóa gia đình đóng vai trò quantrọng. Nhu cầu văn hóa của trẻ thường thể hiện dưới hình thức mô phỏng theo nhucầu văn hoá của cha mẹ và những người lớn trong gia đình. Đến tuổi cắp sách đến trường phạm vi giao tiếp văn hóa của trẻ đã bắt đầu đượcmở rộng. Nền giáo dục có tính chất khuôn mẫu của nhà trường cùng với nhữnghoạt động văn hóa ngoài xã hội đã tác động mạnh mẽ vào các em. Trong giai đoạnnày đã hình thành hàng loạt những quan niệm mới về giá trị tinh thần, xuất hiệnnhững nhu cầu mới về văn hóa. Các em không chỉ học tập Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1983 66 ĐẶNG THANH TRÚCmà còn tham gia vào những hoạt động khác. Ngoài những trò chơi mang tính chấtgiải trí như đá bóng, đánh cầu, nhảy dây..., trẻ em còn thực hiện nhiều hoạt độngcó tính văn hóa như đọc sách, báo, tập đàn hát, nghe nhạc, xem phim, tivi, kịch,v.v... Tính chất “trẻ con” luôn luôn được thể hiện khác hẳn người lớn qua sự lựachọn nội dung và chủ đề của những hoạt động trên. Phần lớn các em chỉ quan tâmđến những hoạt động có nội dung giải trí hoặc những vấn đề gần gũi đến cuộc sốnghằng ngày của các em. Qua điều tra, chúng ta thấy 80,7% em được hỏi rất thích tinvăn nghệ, phim, 68% em thích tin thể thao và 52,7% em quan tâm thường xuyênđến vấn đề đấu tranh chống tiêu cực của thành phố. Còn những vấn đề có tính thờisự, chính trị hay công, nông nghiệp, các em cho là thuộc lĩnh vực người lớn (chínhtrị, thời sự trong nước chỉ có 16,7% em chú ý thường xuyên, tin nông nghiệp 0,7%,công nghiệp 1,3% ). Trong lĩnh vực giao tiếp với thông tin thành phố hiện nay, thiếu niên học sinhđã thu nhận được gì? Tuy các em vẫn được tiếp xúc với toàn bộ hệ thống thông tin,nhưng phần dành riêng cho trẻ em còn quá ít, nội dung lại nghèo nàn và hình thứcít sáng tạo. 2. Trẻ em với sinh hoạt văn hóa gia đình. Một đặc điểm ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa là, đến một lứa tuổi nhất định,các trẻ em đều được cắp sách đến trường. Đây là môi trường hết sức cần thiết,nhưng đôi khi cũng là cưỡng chế đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trường. Khác với nhàtrường, sinh hoạt văn hóa trong gia đình không có tính chất bắt buộc. Trong giađình, trẻ em tự lựa chọn những hình thức tiếp thu văn hóa phù hợp với bản thân,đáp ứng được nhu cầu riêng của chúng. Kết quả cuộc điều tra cho thấy: các hoạtđộng đọc sách báo, xem tivi, nghe nhạc, tập đàn... phần lớn diễn ra trong khônggian gia đình dưới những hình thức giải trí. Đọc sách báo không những là hình thức giải trí, mà còn là sự trau giồi nhữngkiến thức cá nhân có hiệu quả nhất. Đối với các em học sinh, “đọc” còn là sự bổsung cho vốn kiến thức nhà trường phổ thông, tăng thêm vốn hiểu biết của mình vềtự nhiên Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1983 Có thể quan tâm hơn nữa... 67và xã hội. “Đọc” từ lâu đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sốngvăn hóa gia đình của học sinh. Ngày nay đã có nhiều loại hình văn hóa khác ra đời,song sách báo vẫn gây tác động lớn và tạo ra nhiều say mê đối với trẻ em. Qua hai cuộc điều tra ở một số trường phổ thông cơ sở và trung học, chúng tôithấy nhu cầu đọc sách của các em rất cao. Đến 91,5% học sinh cấp cơ sở và 89,3%học sinh cấp trung học tham gia vào hoạt động đọc sách. Hoạt động này giảm đichút ít đối với các em học sinh cuối cấp, nhất là các em nam (71%). Ở đây, cónhững yếu tố tâm lý và những tác động bên ngoài của xã hội gây nên sự giảm dầnnày. Tivi là phương tiện sinh hoạt văn hóa gia đình chiến được cảm tình của đôngđảo quần chúng Hà Nội nói chung và giới học sinh nói riêng. Với những ưu thế đặcbiệt, tivi đã thể hiện được đầy đủ nhất chức năng giải trí tinh thần cho công chúng.Có tới 92,9% học sinh cấp cơ sở quan tâm thường xuyên đến chương trình tivi, vàcoi đây là hoạt động giải trí chủ yếu ở gia đình. Ở các em học sinh trung học, mứcđộ quan tâm thường xuyên kém hơn (chỉ có 25,3% em theo dõi thường xuyên).Như vậy là có sự chênh lệch khá nhiều trong hoạt động xem tivi giữa hai cấp.Cùng với điều kiện khách quan, tâm lý lứa tuổi cũng là một yếu tố gây ra hiệntượng chênh lệch này. Đối với các em học sinh cấp trung học, thời gian tự học vàcông việc gia đình đã rút ngắn thời gian tự do của các em. Ngoài ra, ở lứa tuổi này,quan hệ với xã hội bên ngoài đã dần dần phức tạp hơn, sở thích đã bắt đầu đượcđịnh hướng, không trải đều như học sinh cấp cơ sở nữa. Vì vậy, những hình thứctiếp thu văn hóa không phù hợp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
điều tra xã hội xã hội học nghiên cứu xã hội môi trường xã hội nghiên cứu khoa học nhân văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1554 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 497 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 464 11 0 -
57 trang 342 0 0
-
33 trang 333 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 273 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 269 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
29 trang 230 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Đồ án nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ cảm biến IoT vào mô hình thủy canh
30 trang 201 0 0 -
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9 trang 200 0 0 -
61 trang 196 0 0
-
8 trang 194 0 0
-
112 trang 188 0 0
-
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 182 0 0 -
Tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học
9 trang 177 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 173 0 0