![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần thực hiện chương trình đột phá về đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011 - 2015 tập hợp những bài tham luận về việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Phước như công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 2015; thực trạng và giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị tỉnh Bình Phước,... Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần thực hiện chương trình đột phá về đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011 - 2015 BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần thực hiện chương trình đột phá về đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2011 2015 Trường Chính trị tỉnh Bình Phước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy và UBND tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước. Trường có nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ công chức ở địa phương về lý luận chính trị hành chính; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội; kiến thức về pháp luật, quản lý Nhà nước và một số lĩnh vực khác như đào tạo Trung cấp Luật, trung cấp Hành chính. Đồng thời phối hợp đào tạo Cao cấp Lý luận Chính trị Hành chính; mở các lớp Đại học chuyên ngành theo yêu cầu đào tạo cán bộ của địa phương. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua Trường Chính trị tỉnh Bình Phước đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và đạt những kết quả quan trọng cả về quy mô, số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Nhà trường xác định nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng luôn là mục tiêu hàng đầu trong mọi hoạt động của nhà trường nhằm góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có kiến thức về lý luận chính trị hành chính và chuyên môn, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý, có tư duy đổi mới với tầm nhìn xa và có khả năng đoàn kết tập hợp lực lượng nhằm tổ chức thực hiện thành công đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của địa phương trên từng địa bàn. Đó là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề của nhà trường, nhiệm vụ đó đã được tập thể cán bộ, giảng viên nhà trường tập trung thực hiện với những kết quả cụ thể như sau: Về thực hiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Bám sát hướng dẫn, quy định của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Trung ương. Trong từng nội dung chương trình chú trọng truyền tải đến học viên những kiến thức lý luận và thực tiễn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Đồng thời, cọi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và phong cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý cho học viên của nhà trường. 1 Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Trường Chính trị đã quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy, coi trọng đối thoại giữa người dạy và người học; thường xuyên yêu cầu học viên phải nỗ lực tự học và chú trọng vào bài giảng. Đội ngũ giảng viên của nhà trường từng bước áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực gắn với phương pháp truyền thống; sử dụng, phối hợp linh hoạt các phương pháp thuyết trình, phát vấn, xử lý tình huống…nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Việc tổ chức thao giảng, dự giờ, thi giảng viên giỏi được nhà trường quan tâm tổ chức thường xuyên. Công tác nghiên cứu khoa học được nhà trường triển khai tích cực nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Các đề tài khoa học cấp khoa, cấp trường, cấp tỉnh đều tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra ở địa phương gắn với nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ giảng viên của nhà trường phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng. Hiện nay trường có 49 cán bộ, giảng viên, nhân viên; trong đó có 21 giảng viên chuyên trách và 4 giảng viên kiêm chức chiếm 53%. Có 12 giảng viên có trình độ thạc sỹ, 01 giảng viên đang chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sỹ và 01 giảng viên mới thi tuyển đầu vào nghiên cứu sinh đạt kết quả tốt; 02 giảng viên đã hoàn thành học tập ngoại ngữ đang chờ đi học theo đề án 165 của Trung ương; 22/25 giảng viên đã được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tích cực. Tất cả các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên ngành, tập huấn chương trình, tài liệu mới do Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Nội vụ tổ chức nhà trường đều cử giảng viên đi dự. Đồng thời để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu giảng viên cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách mới, kiến thức mới, kiến thức thực tiễn vào bài giảng, gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Đối với các chuyên đề, bài giảng có tính chất chuyên ngành hoặc đòi hỏi người giảng viên phải có kinh nghiệm thực tiễn, nhà trường phân công cho các đồng chí trong Ban Giám hiệu và mời báo cáo viên của các ngành tham gia giảng dạy. Về quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường đã cụ thể hóa các quy chế, quy định của Trung ương, Học viện, của Tỉnh ủy thành các quy chế, quy định, hướng dẫn cụ thể để quản lý chặt chẽ quá trình dạy và học. Việc tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên được đổi mới từng bước theo hướng qua bài thi, kiểm tra phải đánh giá được kiến thức lý luận, thực tiễn của học viên, sự liên hệ, vận dụng vào thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Nhất là việc viết tiểu luận cuối khóa của chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính đã giúp cho học viên biết phân tích, đánh giá, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tổng kết thực tiễn và đề xuất các giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ th ...