Thông tin tài liệu:
Hoạt động “Hỗ trợ thiết lập hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ của Việt Nam -
SERV-5” là một trong nhiều hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Thương
mại Đa biên” giai đoạn II (Mutrap II) thực hiện từ năm 2005 đến 2008. Đây là dự án được phối
hợp thực hiện và tài trợ bởi Cộng đồng Châu Âu và Bộ Thương mại Việt Nam nhằm trợ giúp
cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng
như tham...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo kết quả nghiên cứu
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
TỔNG CỤC THỐNG KÊ (MUTRAP II)
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
“HỖ TRỢ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ – SERV- 5”
Thực hiện chính
Bà Trần Thị Hằng
Trưởng nhóm chuyên gia trong nước - Tổng cục Thống kê
Ông Julian Arkel và Dietrich Barth
Chuyên gia EU Dự án MUTRAP
Tham gia
Bà Nguyễn Thị Liên, Bà Lê Thị Minh Thủy, Ông Nguyễn Bích Lâm,
Bà Nguyễn Thị Hồng, Ông Lê Hoàng Lân, Bà Nguyễn Thị Mơ, Ông Dương Duy Hưng
Tháng 5 năm 2007
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ hợp phần “Hỗ trợ thiết lập hệ thống thống kê
thương mại quốc tế về dịch vụ của Việt Nam” với mã số SERV-5 của Dự án “Hỗ trợ
Thương mại Đa biên giai đoạn II” (Mutrap II) giai đoạn 2005 – 2008 do Bộ Thương mại thực
hiện với sự tài trợ của Uỷ ban Châu Âu.
Mục tiêu hoạt động của SERV-5 là cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam trong việc thiết
lập một hệ thống thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ dựa trên các chuẩn mực quốc tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam cũng như đáp ứng được các đòi hỏi về số liệu của
nhiều đối tượng sử dụng trong nước và quốc tế. Kết quả quan trọng phải đạt được từ hoạt động
này là “kiến nghị một hệ thống thống kê thương mại dịch vụ của Việt Nam với nội dung và
cơ chế thực hiện có hiệu quả”.
Hợp phần SERV-5 được phối hợp thực hiện bởi các chuyên gia trong nước thuộc Tổng cục
Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương, Tổng công
ty hàng hải và các chuyên gia EU. Do nội dung nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn khác
nhau nên sự tham gia của các chuyên gia cũng khác nhau cho từng giai đoạn:
Giai đoạn I: Quý IV/2005 - Quý II/2006 do nhóm chuyên gia trong nước gồm Bà Trần Thị
Hằng, Bà Nguyễn Thị Liên, Bà Lê Thị Minh Thủy, Ông Nguyễn Bích Lâm, Ông Lê
Hoàng Lân (Tổng cục Thống kê), Bà Nguyễn Thị Hồng (Ngân hàng Nhà nước), Ông
Dương Duy Hưng (Bộ Thương mại), Bà Nguyễn Thị Mơ (Trường Đại học Ngoại thương),
Ông Bùi Hữu Ánh (Tổng công Ty Hàng Hải) phối hợp với các chuyên gia EU gồm Tiến
sỹ Dietrich Barth và Ông Julian Arkell thực hiện;
Giai đoạn II: Quý III/2006 - Quý I/2007 do nhóm chuyên gia của Tổng cục Thống kê và
Ngân hàng Nhà nước thực hiện với sự phối hợp của Ông Julian Arkell.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng, Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê; Tiến sỹ Maria Cristina Hernandez, Cố vấn kỹ thuật cao cấp của Dự án VIE/02/09
UNDP-MPI; Ông Hans Farhammer, Bí thư thứ nhất Phái đoàn EC tại Việt Nam; Bà Trần Thị
Thu Hằng, Giám đốc Dự án MUTRAP; Tiến sỹ Peter Naray, Cố vấn trưởng Dự án MUTRAP;
Ban đặc trách Dự án MUTRAP; Ông Lê Việt Đức, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc
dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sự quan tâm, hỗ trợ quan trọng, thiết thực, hiệu quả, và các ý
kiến đóng góp trong quá trình nghiên cứu và chuẩn bị báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác tích cực của các cơ quan có liên quan như Cục Đầu tư nước
ngoài(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động TB và XH),
Vụ Thương mại, Dịch vụ và Giá cả, Vụ Tài khoản quốc gia, Vụ Công nghiệp và Xây dựng, Vụ
Phương pháp Chế độ, Vụ Hợp tác Quốc tế của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Hà Nội
trong các buổi làm việc và các hoạt động nghiên cứu của nhóm chuyên gia.
Trân trọng.
2
NỘI DUNG
TÓM TẮT
PHẦN I: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG HỆ THÔNG THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM.
Chương 1: Hoạt động dịch vụ trên thế giới và ở Việt Nam......................................................................... 9
1.1 Thương mại dịch vụ quốc tế................................................................................................................ 9
1.2 Chính sách phát triển dịch vụ của Việt Nam............................................................................... 9
1.3 Thực trạng hoạt động dịch vụ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ ở Việt Nam.................................................................................................................................. 10
Chương 2: Các chuẩn mực quốc tế về thống kê thương mại quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ
2.1 Cẩm nang thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ…………..………................................... 13
2.2 Giới thiệu các danh mục quốc tế……………................................................................................... 15
2.3 Những sửa đổi cơ bản về chuẩn mực quốc tế thời gian tới................................................. 17
Chương 3: Khuôn khổ thống kê …........................................................................................................................... 19
3.1. Những khó khăn của việc thiết lập hệ thống thống kê TMQT về dịch vụ….......... 19
3.2. Thực trạng thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ ở Việt Nam............................... 19
3.3. So sánh với các chuẩn mực quốc tế và khu vực................................................................ 21
3.4. Nhu cầu về một khuôn khổ thống kê..................................................................................... 23
PHẦN II: KHUYẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG THỐNG KÊ TMQT VỀ DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM………...
Chương 4: Khuyến nghị về hệ thống báo cáo thống kê…………………………..………........................... 26
4.1. Thu thập số liệu XNK dịch vụ tro ...