Danh mục

Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.63 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 52,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lời Mở Đầu Du lịch là “sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc”. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam  Lời Mở Đầu Du lịch là “sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc”. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - x• hội mà nó mang lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đ• đặt ra mục tiêu “Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”. Kế hoạch phát triển kinh tế x• hội 5 năm 2006-2010 cũng xác định mục tiêu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực; Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng cao; Đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hoá. Bên cạnh đó việc đào tạo cán bộ công nhân viên của ngành du lịch đang được nước ta hết sức quan tâm, những học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về ngành du lịch ngày càng được quan tâm, chú ý và được dành khá nhiều chế độ đào tạo đặc biệt. Ngoài khối lượng kiến thức được truyền tải trên lớp, qua sách vở, báo chí, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể thiếu, chỉ khi đi thực tế chúng ta mới hiểu bản chất, được cụ thể hoá những vấn đề đ• học. Kinh nghiệm thực tế qua những chuyến đi rất cần cho sinh viên du lịch để làm quen với công việc của mình sau này, giúp cho sinh viên củng cố được rất nhiều kiến thức hình thành nên ý tưởng định hình cho công việc sau này. Đáp ứng với yêu cầu cấp bách trên, để đào tạo sinh viên theo chiều sâu, giúp sinh viên cọ sát với thực tế, vừa qua khoa du lịch trường đại học dân lập Đông Đô đ• kết hợp với công ty du lịch Nam Việt tổ chức cho sinh viên khoá 12 khoa du lịch đi thực tế khảo sát tuyến điểm du lịch: “Hà Nội - Nghệ An - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” từ ngày 23/3 – 3/4/2009. Qua chuyến đi thực tế sinh viên đ• học được rất nhiều kiến thức bổ ích, mở rộng tầm nhìn tầm hiểu biết. Đặc biệt qua chuyến đi khảo sát tuyến điểm du lịch vừa qua giúp cho sinh viên, những người làm du lịch trong tương lai cảm thấy tự tin hơn khi nói với du khách những điểm đ• đi qua. Con mắt nhìn về Việt Nam đ• rộng hơn, tự hào hơn. Chuyến đi cũng gắn kết những người làm du lịch trong tương lai lại bên nhau, lời hứa cùng giúp nhau thành công. Qua chuyến đi này em xin chân thành cảm ơn tiến sỹ Vũ Đình Thụy cùng các thầy cô trong khoa đ• hết sức tận tình chỉ bảo giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện chuyến hành trình. Do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi sai sót mong quý thầy cô giúp đỡ cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thái 1. Tính cấp thiết của vấn đề Trên bước đường phát triển của Việt Nam hiện nay, du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - x• hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó tuyến điểm du lịch là những phân vị quan trọng trong tổ chức l•nh thổ du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh phát triển du lịch của cả nước. Vậy làm thế nào để hiểu rõ được các tuyến điểm du lịch của cả nước? Nắm bắt các tài nguyên thiên nhiên trên các tuyến điểm đó để có thể tìm ra những thế mạnh và tiềm năng của từng tuyến điểm để có thể phát triển trong tương lai đưa du lịch trở thành trọng điểm kinh tế của đất nước. Báo cáo khảo sát tour tuyến giúp cho chúng ta có thể nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng tuyến, điểm du lịch. Xác định rõ các tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng thế mạnh của từng tuyến điểm để có thể phát triển tuyến điểm du lịch đó cũng như phát triển du lịch, đưa đất nước ta trở nên ngày càng giàu mạnh hơn. Báo cáo khảo sát tuor tuyến hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong phát triển du lịch Việt Nam. 2. Mục đích và ý nghĩa a. Mục đích Tìm hiểu rõ về phạm vi, vai trò của tuyến điểm: “ Hà Nội - Nghệ An - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” trong công cuộc đổi mới và phát triển du lịch bền vững đối với đất nước. Tìm hiểu và nêu rõ tiềm năng du lịch nổi trội của các tuyến điểm đ• đi qua, các tiềm năng thế mạnh của từng vùng miền để được định hướng và phát triển tối ưu trong tương lai. Xác định chính xác về đường đi, quốc lộ, tỉnh lộ, mốc đánh dấu đường, thời gian di chuyển và khoảng cách giữa các tuyến điểm đ• tham quan. Báo cáo chất lượng của dịch vụ du lịch. b. ý nghĩa Qua chuyến đi thực tế sinh viên đ• bước đầu định hướng và nắm bắt được công việc của mình trong tương lai và khám phá được những kinh nghiệm mới trong các chương trình du lịch. Sinh viên có thể tận mắt tham quan các danh lam thắng cảnh trên các tuyến điểm tham quan. Có thể đánh giá nhận xét về các khu du lịch, các địa điểm đ• tham quan. Giúp sinh viên nắm bắt được các tuyến điểm du lịch, tiềm năng du lịch của từng địa phương. Từ thực trạng của từng tuyến điểm du lịch, sinh viên những nhà làm du lịch trong tương lai có thể đưa ra những ý kiến nhận xét đánh giá về các điểm mạnh và điểm yếu trong du lịch của từng địa phương. Đưa ra các định hướng và giải pháp để phát triển du lịch trong tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng các giá trị tiềm năng, tài nguyên của các tuyến điểm đi qua. Nghiên cứu về các hiện trạng khai thác tài nguyên phục vụ du lịch, tính hấp dẫn của các điểm du lịch đối với khách du lịch. Nghiên cứu về lịch trình đường đi, quốc lộ và khoảng cách giữa các tuyến điểm đ• tham quan. Tìm hiểu vah công tác quản lý và bảo tồn di sản tại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: