Danh mục

Báo cáo khoa học : ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LOÀI GIA SÚC ĐẾN TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔ DÙNG CHO GIA SÚC NHAI LẠI

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 698.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu xây dựng bảng thành phần giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gia súc nhai lại được triển khai từ nhiều năm nay và thu được những kết quả đáng khích lệ. Cuốn sách “Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam” được xuất bản lần đầu năm 1962 và tái bản vào những năm 1983, 1992 và năm 2001 trình bày khá đầy đủ thành phần hóa học và giá trị năng lượng của các lọai thức ăn phổ biến dùng cho gia súc gia cầm ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học : ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LOÀI GIA SÚC ĐẾN TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔ DÙNG CHO GIA SÚC NHAI LẠI VŨ CHÍ CƯƠNG – Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa ... ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LOÀI GIA SÚC ĐẾN TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔ DÙNG CHO GIA SÚC NHAI LẠI Vũ Chí Cương1, Nguyễn Đức Chuyên2, Đinh Văn Tuyền, Phạm Bảo Duy, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Viết Đôn, Nguyễn Văn Quân và Lê Thị Oanh 1 Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn và Đồng cỏ Viện Chăn nuôi 2 Trung tâm NC&PT CN miền núi *Tác giả liên hệ: Vũ Chí Cương - Viện Chăn nuôi - Từ Liêm - Hà N ội Tel: (04) 38.386.127/ 0912.121.506; Fax: (04) 38 389.775; Email: vuchicuong@gmail.com ABSTRACT Effects of animal breed species on digestibility and nutritive value of some roughages as feed for the ruminant In vivo digestibility and metabolisable energy of seven roughage samples including urea treated rice straw, stylo hay and 5 elephant grass samples were simultaneously determined on sheep, dairy cows and lai Sind bulls to investigate the effect of breed and/or species of animal on digestibility and energy values of the feed. The results showed that the digestibility of DM, OM, CP and NDF in most of the samples determined on sheep was significantly lower than that determined on the dairy cow and lai Sind bull except for samples of 35, 45 and 50 days regrowth elephant grasses. As a result ME values of these roughages were lower when determined on sheep than determined on the dairy cow and lai Sind bull. There was no significant difference in digestibility of nutrients in the roughage samples determined by the dairy cow or beef bull except for the urea treated rice straw sample. Comparison between ME values determined by equations of INRA (1989) and the values determined directly from the in vivo trial suggested that using the INRA equations could overestimate ME vales of the roughages used for ruminant in Vietnam. Several regression equations were developed for correction of ME values estimated in the previous in vivo experiments using INRA equations. Key words: sheep, dairy cow, lai Sind bull, digestibility, metabolisable energy ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta đ ã có nhiều nghiên cứu xây dựng bảng thành phần giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gia súc nhai lại được triển khai từ nhiều năm nay và thu được những kết quả đáng khích lệ. Cuốn sách “Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam” đ ược xuất bản lần đầu năm 1962 và tái bản vào những năm 1983, 1992 và năm 2001 trình bày khá đ ầy đủ thành phần hóa học và giá trị năng lượng của các lọai thức ăn phổ biến d ùng cho gia súc gia cầm ở Việt nam (Viện Chăn nuôi, 2001). Năm 2002, Pozy và cs, (2002) đã xuất b ản Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của trên 300 mẫu thức ăn thu thập trên đ ịa bàn Đông Anh và vùng phụ cận. Và gần đây nhất, Vũ Chí Cương (2008) đã bổ sung thêm kết quả xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn vào kho dữ liệu giá trị dinh d ưỡng thức ăn cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên, trong tất cả các ấn bản trên, giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn chỉ đ ược ước tính hoặc dựa hoàn toàn trên các công thức sẵn có từ nước ngoài hoặc dựa vào thí nghiệm in vivo trên cừu rồi mới ước tính theo công thức của INRA (1989) với giả thiết khả năng tiêu hóa thức ăn của cừu và bò là tương tự nhau. Trong khi đó kết quả của nhiều thí nghiệm lại cho thấy giả thiết này là chưa được chứng minh đ ầy đủ (Aerts và cs, 1984). Kết quả nghiên cứu của Playne (1978) cho thấy tỷ lệ tiêu hóa chất khô của cỏ nhiệt đới chất lượng thấp xác định trên bò cao hơn rất nhiều so với kết quả xác đ ịnh trên cừu. Terada và cs (1987 ), trích d ẫn bởi Kawashima và cs (2007) so sánh t ỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng giữa bò, cừu và dê cho ăn khẩu phần cơ sở là rơm và hạt mạch có bổ sung các ngu ồn protein khác nhau và cho biết tỷ lệ tiêu hóa xác đ ịnh trên bò và cừu khác nhau rất lớn khi khẩu phần có hàm lượng protein thấp nhưng khi hàm lượng CP đạt khoảng 10% trở 37 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010 lên thì tỷ lệ tiêu hóa giữa 2 lo ài gia súc lại tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu của Kawashima và cs (2007) tại Thái Lan cũng cho kết quả tương tự: với thức ăn có hàm lượng CP thấp tỷ lệ tiêu hóa chất khô, chất hữu cơ, NDF... của cừu thấp hơn đáng kể so với bò nhưng khi hàm lượng CP đạt mức trên 10% thì tỷ lệ tiêu hóa trên cừu tương đương với bò. Như vậy, với đặc điểm thức ăn thô nước ta chủ yếu có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì việc sử dụng trực tiếp các giá trị tỷ lệ tiêu hóa và năng lư ợng trao đổi xác định được trên cừu cho bò sữa và bò thịt có thể không phù hợp. Do đó, chúng tôi tiến hành đ ề tài này nhằm xác định ảnh hưởng của giống gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa in vivo của các chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại để tiến tới xây dựng p hương trình hồi quy chẩn đoán tỷ lệ tiêu hóa và giá tr ị năng lượng trao đổi của các loại thức ăn thô cho bò sữa và bò thịt từ các giá trị đó xác định trên cừu. Ngo ài ra đ ề tài cũng sẽ tiến hành xác đ ịnh giá trị ME theo phương pháp trực tiếp từ kết quả phân tích hàm lượng năng lượng thô trong thức ăn, phân, nước tiểu và khí mêtan đ ể so sánh với các giá trị ước tính theo công thức của INRA, qua đó xây dựng phương trình hiệu chỉnh các giá trị đ ã xác đ ịn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: