Danh mục

BÁO CÁO KHOA HỌC: ĐA HÌNH KIỂU GEN LEPTIN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH TRẠNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN NUÔI TẠI VIỆT NAM

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.34 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệu quả của ngành chăn nuôi nhìn chung phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trọng, sản lượng thịt, sữa và khả năng sinh sản của các loài vật nuôi. Hơn nữa, theo xu hướng hiện nay người tiêu dùng thường thích sử dụng các loại thịt chất lượng ngon, hàm lượng chất béo ít.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO KHOA HỌC: "ĐA HÌNH KIỂU GEN LEPTIN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH TRẠNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN NUÔI TẠI VIỆT NAM"ĐA HÌNH KIỂU GEN LEPTIN LIÊN QUAN ĐẾNTÍNH TRẠNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢNNUÔI TẠI VIỆT NAM.Lê Thị Thuý, Lưu Quang Minh, Trần Thu Thuỷ,Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Văn BaViện Chăn nuôi-Bộ Nông nghiệp và PTNTMỞ ĐẦUHiệu quả của ngành chăn nuôi nhìn chung phụ thuộc rấtnhiều vào tốc độ tăng trọng, sản lượng thịt, sữa và khả năngsinh sản của các loài vật nuôi. Hơn nữa, theo xu hướng hiệnnay người tiêu dùng thường thích sử dụng các loại thịt chấtlượng ngon, hàm lượng chất béo ít. Trước nhu cầu của thịtrường, các tính trạng liên quan tới chất lượng thịt: tỷ lệnạc, độ dày mỡ lưng, độ mềm, màu, sắc và độ ngọt của thịtcũng như khả năng tăng trọng…. đang rất được quan tâmnghiên cứu.Trong các loài vật nuôi tại Việt Nam, lợn là loài quan trọngnhất. Thịt lợn chiếm khoảng 76% tổng số các loại thịt đượctiêu thụ tại Việt nam. Các biện pháp và kỹ thuật truyềnthống như thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, thay đổi điềukiện chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tiến chất lượng thức ăn, laitạo, thú y v.v. đã nâng cao đóng góp rất lớn vào việc cải tạonâng cao tầm vóc, năng suất các giống lợn nuôi tại ViệtNam và phần nào đáp ứng được nhu cầu thị trường.Tuy nhiên phương tiện chủ yếu để cải tiến năng suất vậtnuôi là chọn lọc di truyền. Hiệu quả của chọn lọc phụ thuộcvào độ chính xác của sự đánh giá di truyền. Các kỹ thuật Ditruyền phân tử cho phép điều khiển gen, phân tích hệ gen ,chọn lọc trực tiếp các tính trạng mong muốn của con vật cótrong quần thể ở mức độ phân tử. Kỹ thuật này giữ vai tròchính cho việc chọn giống vật nuôi ở mức độ phân tử trongtương lai [2,5]. Phương pháp phân tích trực tiếp gen có thểkhắc phục được nhược điểm của cách chọn lọc truyềnthống là phân tích dựa vào hệ phả, hay các mối quan hệtrong hệ phả, tức là cần phải theo dõi dài hơn qua rất nhiềuthế hệ và nhiều trường hợp đặc điểm ngoại hình khôngtương ứng với kiểu gen nên kết quả chọn lọc không chínhxác.Nhờ thành tựu của chương trình giải mã gen lợn và sự pháttriển mạnh mẽ của kỹ thuật di truyền phân tử, cho đến naycó rất nhiều chỉ thị di truyền phân tử liên quan tới các tínhtrạng có ý nghĩa kinh tế của lợn như tốc độ sinh trưởng, tỷlệ nạc mỡ, khả năng sinh sản, chống chịu bệnh… đã đượcxác định [11].Một trong những gen quan trọng đã được nghiên cứu ở lợnlà gen Leptin (OB). Theo công bố của một số tác giả, genLeptin có vai trò trong việc điều hoà trao đổi chất và nănglượng, tích luỹ mỡ [3,7], đột biến ở gen này gây nên bệnhbéo phì ở người và chuột [13]. Năm 1996,Neuenschwoader đã xác định được vị trí gen Leptin trênNST số 18 (q13-q21) ở lợn [10] và đến năm 1997, Bidwellđã công bố trình tự gen leptin ở lợn trên ngân hàng genquốc tế (mã số V66254) gồm 3 extron và 2 intron tương tựnhư người và chuột [1]. Năm 1998, Handge.T đã phát hiệnmối liên quan giữa đa hình gen Leptin với các tính trạng vềtốc độ sinh trưởng, tỉ lệ nạc và mức tiêu thụ thức ăn trongquần thể lợn [4]. Tiếp đến, Jiang và Gibson (1999) đã sửdụng phương pháp PCR-RFLP phát hiện hai đột biến câmC876T trong intron 1 và A1112G trong intron 2 và một độtbiến G3714T trong exon 3. Từ đó ông nhận thấy rằng đahình G3417T có sự tương quan với tỉ lệ mỡ (kiểu genLeptin CC tương ứng với tỉ lệ nạc cao) [6]. Gần đây năm2003 Kuryl và cộng sự cũng sử dụng phương pháp PCR-RFLP để phân tích mối tương quan giữa đa hình gen Leptinvới tính trạng chất lượng thịt từ 249 mẫu của nhiều giốnglợn khác nhau. Kết quả cho thấy kiểu gen Leptin TT liênquan tới tỉ lệ nạc cao, mỡ đùi thấp [8].Như vậy, có thể nói gen Leptin là một gen liên quan tớitính trạng chất lượng thịt lợn và khả năng tăng trọng. Căncứ vào những kết quả đã công bố của nhiều nhà khoa họctrên thế giới, cùng với mục đích góp phần vào công tácchọn giống cũng như để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngàycàng cao của thị trường, chúng tôi tiến hành nhân gen (PCR- Polymerase Chain Reaction) và kỹ thuật đa hình độ dàicác đoạn giới hạn (RFLP - Restriction Fragment LengthPolymorphism) nhằm xác định đa hình kiểu gen Leptin trênmột số giống lợn nuôi tại Việt Nam.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Mẫu môTổng số 80 mẫu mô tai lợn bao gồm 20 mẫu lợn Landrace(L), 20 mẫu lợn Yorkshire (Y), 20 mẫu lợn Móng cái (MC)và 20 mẫu lợn Bản (B) được thu thập từ nhiều địa phươngtrong cả nước. Mẫu mô được bảo quản trong cồn tuyệt đốivà cất trong tủ lạnh sâu -200C đến khi sử dụng.2. Phương pháp tách chiết ADNADN hệ gen từ mẫu mô tai lợn được tiến hành tách chiếttheo phương pháp của Sambrook (1989) [12], sau đó kiểmtra độ sạch bằng máy đo quang phổ tại 2 bước sóng 260nmvà 280nm.3. Phương pháp nhân gen (PCR)Trình tự cặp mồi Leptin được kí hiệu (LEP1 và LEP2)LEP1: 5’ CCCTGCTTGCAGTTGGTAGC 3’LEP2: 5’ CTGCCACACAAGTCTTGCTC 3’Thành phần của phản ứng PCR: tổng thể tích phản ứng25µl gồm 10x đệm PCR (2,5µl), 10pm mỗi loại mồi, 2mMdNTPs, 100 ng AD ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: