Danh mục

Báo cáo khoa học: KHAI THÁC BÀI ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN CẦU ĐƯỜNG ANH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.14 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt: Bài báo đề cập đến quy trình dạy bài đọc tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Cầu Đường Anh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Do bản chất của bài học dài và khó, thời gian hạn chế, và yêu cầu cao đối với sinh viên, quy trình này đã được thiết kế và áp dụng nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên, tiết kiệm thời gian, khuyến khích sinh viên chủ động tham gia và cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: "KHAI THÁC BÀI ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN CẦU ĐƯỜNG ANH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN" KHAI THÁC BÀI ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN CẦU ĐƯỜNG ANH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG TUYẾN Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học Cơ bản Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo đề cập đến quy trình dạy bài đọc tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Cầu Đường Anh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Do bản chất của bài học dài và khó, thời gian hạn chế, và yêu cầu cao đối với sinh viên, quy trình này đã được thiết kế và áp dụng nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên, tiết kiệm thời gian, khuyến khích sinh viên chủ động tham gia và cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Summary: The article is concerned with the ESP teaching procedures with IT support, which apply to road and bridge English students. Due to the nature of the difficult and long lesson, time limit, and high requirements, the procedures have been designed and applied so as to ignite students’ interests, save time, encourage their active participation, and finally, achieve higher teaching-learning quality. CNTT_C I. ĐẶT VẤN ĐỀ B Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam đã và đang thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)vào giáo dục. Gần đây còn có những chương trình đào tạo giúp cho giáo viên phổ thông trung học và trung học dạy nghề ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Như vậy, giáo viên đại học đương nhiên phải là đội ngũ tiên phong trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Mặc dù điều kiện chưa cho phép và còn có một số bất tiện nhưng nếu như biết cách khai thác thì sử dụng CNTT để dạy học có vô vàn những tiện ích, ví dụ như: giáo viên chủ động về bài giảng, không phải chuẩn bị bài nhiều lần, có thể điều chỉnh lại bài giảng khi cần thiết, hình ảnh và màu sắc sống động, có thể trình chiếu những lập luận hoặc hình ảnh phức tạp để minh họa cho bài giảng, có thể tiến hành nhiều hoạt động hữu ích mà không tốn nhiều thời gian trên lớp, v.v… Đối với bộ môn Anh văn - Trường ĐH GTVT thì khối Cầu Đường Anh (CĐA) là đối tượng được ưu tiên nhiều nhất, đồng thời cũng là đối tượng sinh viên được đào tạo tiếng Anh một cách bài bản nhất. Nhu cầu học tập ngoại ngữ cũng như ứng dụng CNTT vào học ngoại ngữ của sinh viên CĐA là rất cao, đặc biệt là khi học các bài đọc chuyên ngành. Các bài đọc vừa dài, vừa khó, hơn nữa yêu cầu đối với sinh viên CĐA là không chỉ đọc hiểu mà còn phải nói, nghe, dịch, và viết về các chủ đề chuyên ngành nên trong các giờ học giáo viên không đơn thuần chỉ giảng giải kiến thức cho sinh viên mà còn phải tạo ra các hoạt động phong phú, hữu ích, tạo hứng thú để họ chủ động, tích cực tham gia và nhờ đó các em lĩnh hội và thể hiện được kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh. II. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA PHÒNG HỌC CĐA VÀ ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN Khối CĐA được ưu tiên trang bị một phòng học riêng, có đài, video, máy chiếu và màn hình. Trong phòng học bàn ghế có thể được bố trí cho sinh viên ngồi theo nhiều cách khác nhau để có thể tổ chức cá hoạt động theo nhón, từng đôi, hoặc cả lớp. Sinh viên CĐA nhìn chung là thông minh và năng động, chính vì vậy mà các em dễ chán nản khi phải nghe giảng đều đều với các hoạt động đơn điệu, không tạo điều kiện để các em được thể hiện khả năng của mình. Để gây được cảm hứng học tập của sinh viên thì bên cạnh kiến thức vững vàng, giáo viên cần có những sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, khi bảo vệ tốt nghiệp sinh viên CĐA phải sử dụng phần mềm thuyết trình và nói bằng tiếng Anh nên những giờ học trên lớp thực sự là bước tập duyệt hữu ích để các em thể hiện thành công khi bảo vệ đồ án sau này. III. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Bài đọc tiếng Anh chuyên ngành (TACN) dài trung bình khoảng 5-6 trang về các vấn đề xây dựng công trình nói chung và xây dựng cầu đường nói riêng. Những vấn đề chuyên môn viết bằng tiếng Anh vốn đã khó hiểu lại càng trở nên khó hiểu khi sinh viên chưa được học qua bằng tiếng Việt. Trong các cuốn giáo trình chưa có nhiều tranh ảnh để minh họa cho các bài đọc, nếu có thì các tranh ảnh thiếu màu sắc và khó nhìn. Bên cạnh các bài đọc dài, còn có rất nhiều các nhiệm vụ mà sinh viên phải thực hiện, ví dụ học từ mới, làm bài tập ngữ pháp, trả lời câu hỏi đọc hiểu, nói và viết bài luận về những chủ đề đã học. Thời gian dành cho học TACN ở trên lớp là 7 tiết 1 bài. Cuối kỳ sinh viên phải thi nói và thi viết TACN cùng với các kỹ năng CNTT- CB khác của tiếng Anh cơ bản. Như vây, yêu cầu đối với một bài đọc TACN là sinh viên CĐA không những phải hiểu và trả lời được các câu hỏi của bài đọc như sinh viên thông thường mà còn phải học thuộc, phát âm chuẩn và biết cách sử dụng đúng một lượng thuật ngữ chuyên ngành lớn. Cao hơn nữa, sinh viên còn phải nói và viết lại những vấn đề đã học, đọc thêm tài liệu về các vần đề đó rồi thuyết trình trước lớp. Có như vậy thì nội dung bài giảng bằng tiếng Anh mới ngấm và thực sự trở thành kiến thức của sinh viên. IV. QUY TRÌNH DẠY – HỌC BÀI ĐỌC TACN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT Với cơ sở vật chất vốn có, xác định rõ yêu cầu, mục đích, thời gian giảng dạy và qua nhiều năm tiến hành dạy tiếng Anh cho sinh viên CĐA với không ít t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: