Danh mục

Báo cáo khoa học: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẬT LIỆU VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ VÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt: Tận dụng vật liệu có sẵn ở địa phương là một nguyên tắc quan trọng cho những người làm công tác thiết kế trong lĩnh vực xây dựng. Nguồn vật liệu địa phương tại khu vực Đông Nam Bộ trên thực tế không thể đáp ứng hoặc về số lượng hoặc về chất lượng để xây dựng công trình đường ô tô, đặc biệt là các công trình đường cấp cao. Bài báo đưa ra một số vấn đề chính về vật liệu và tình hình sử dụng vật liệu địa phương tại trong xây dựng đường ôtô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẬT LIỆU VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ VÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ" MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẬT LIỆU VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ VÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ TS. NGUYỄN ĐỨC TRỌNG Trường Đại học Giao thông Vận tải, Cơ sở 2 Tóm tắt: Tận dụng vật liệu có sẵn ở địa phương là một nguyên tắc quan trọng cho những người làm công tác thiết kế trong lĩnh vực xây dựng. Nguồn vật liệu địa phương tại khu vực Đông Nam Bộ trên thực tế không thể đáp ứng hoặc về số lượng hoặc về chất lượng để xây dựng công trình đường ô tô, đặc biệt là các công trình đường cấp cao. Bài báo đưa ra một số vấn đề chính về vật liệu và tình hình sử dụng vật liệu địa phương tại trong xây dựng đường ôtô ở khu vực Đông Nam Bộ và định hướng nghiên cứu để tăng cường sử dụng vật liệu địa phương trong xây dựng đường ô tô. Summary: Using local construction materials is a major principle for engineers in construction designing. Construction material sources in the South Eastern part of Vietnam in fact do not satisfy Road Construction Projects in terms of both quantity and quality, especially for high class roads. The article mentions the actual conditions of local materiasl for road construction in the Southeastern Vietnam, and proposed direction for research on local road construction materials. CT 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng đường ô tô cần khối lượng vật liệu rất lớn. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế đường ô tô là tận dụng vật liệu địa phương để xây dựng nền đường và móng mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng. Khảo sát vật liệu xây dựng quanh khu vực các dự án xây dựng đường bộ là một nội dung bắt buộc trong cả bước lập báo cáo đầu tư, chuẩn bị dự án và bước thiết kế kỹ thuật để thực hiện dự án. Tìm hiểu, thu thập các thông tin cơ bản, các chỉ tiêu cơ lý của một số vật liệu chính để xây dựng đường trong địa bàn khu vực miền Đông Nam Bộ và các định hướng cho việc nghiên cứu để tăng cường sử dụng vật liệu địa phương của khu vực vào xây dựng nền, mặt đường là bước mở đầu cho nghiên cứu nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vật liệu địa phương cho các dự án xây dựng đường bộ trong địa bàn các tỉnh trong khu vực này. II. THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU DÙNG CHO XÂY ĐỰNG DƯỜNG NẰM KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Một số loại vật liệu cơ bản dùng cho xây dựng đường ô tô có trong khu vực Đông Nam Bộ, cũng tương tự như một số địa phương khác của khu vực Nam bộ là đất đỏ bazan dùng để đắp nền đường, các loại đất á cát, á sét khác, cấp phối sỏi đỏ, cát, đá dăm. Cấp phối sỏi đỏ là loại vật liệu khá phổ biến ở Nam bộ. Nguồn cấp phối sỏi đỏ phân bố nhiều ở một số khu vực như Long Thành, Trị An (tỉnh Đồng Nai) và ở tỉnh Bình Dương. Cấp phối sỏi đỏ ở Bình Dương hiện nay được coi là có chất lượng tốt nhất trong khu vực Đông Nam bộ và Nam bộ, tuy nhiên giới hạn chảy (WL) của chúng dao động từ 29.0% đến 36.0%, do đó chỉ số dẻo (IP) của chúng cũng khá lớn (khoảng từ 11.0% đến 17.0%), lớn hơn khá nhiều so với yêu cầu sử dụng làm lớp móng dưới cho mặt đường. Một số mỏ cấp phối sỏi đỏ khác trong khu vực còn có các giá trị này lớn hơn với giới hạn chảy WL= (36 - 44)%, và chỉ số dẻo IP = (18.0 – 21.0)%. Thành phần cỡ hạt của một số loại cấp phối sỏi đỏ tại các mỏ trong khu vực Đông Nam bộ được thể hiện trong bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Kết quả thí nghiệm thành phần hạt cấp phối sỏi đỏ của một số mỏ trong khu vực Đông Nam bộ % Lọt sàng tích lũy Tên mỏ 50.8 25.4 9.50 4.75 2.00 0.425 0.075 Long Thành - Đồng Nai 100.00 94.75 67.07 45.58 34.20 24.57 12.11 Vĩnh Cửu - Đồng Nai 100.00 96.00 70.95 38.45 22.69 15.79 11.64 Lái Thiêu - Bình Dương 100.00 96.64 65.73 43.80 31.17 18.51 7.88 Nhơn Trạch - Đồng Nai 100.00 85.13 56.01 43.83 38.25 27.11 14.97 Số liệu thí nghiệm về thành phần cấp phối trên đây cho thấy các loại cấp phối sỏi đỏ của CT 2 các mỏ trên có thể xem như thỏa mãn yêu cầu của cấp phối loại B (Quy trình thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng cấp phối thiên nhiên 22TCN-304-03). Hình 1 dưới đây thể hiện các đường cong cấp phối của vật liệu so với cấp phối tiêu chuẩn loại B. 100 90 80 70 % lọt sàng tích lũ 60 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: