Danh mục

BÁO CÁO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOXIN CỦA LOÀI Lactobacillus plantarum L24

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.12 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vi khuẩn lactic thuộc vi khuẩn Gram (+), không sinh bào tử, có khả năng lên men đường để tạo axitlactic. Vi khuẩn lactic được sử dụng rộng rãi trong đời sống như chế biến thức ăn lên men, ủ chua thức ăn cho gia súc, sản xuất axitlactic và xử lý môi trường để tránh mùi hôi thối. Tuy nhiên vi khuẩn lactic còn được quan tâm nhiều do chúng có khả năng sinh bacterioxin,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO KHOA HỌC: "NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOXIN CỦA LOÀI Lactobacillus plantarum L24"NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢPBACTERIOXIN CỦA LOÀI Lactobacillus plantarumL24Nguyễn Thị Hoài Hà, Phạm Văn Ty, Nguyễn Thị KimQuyTrung tâm Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà NộiI. MỞ ĐẦUVi khuẩn lactic thuộc vi khuẩn Gram (+), không sinh bàotử, có khả năng lên men đường để tạo axitlactic. Vi khuẩnlactic được sử dụng rộng rãi trong đời sống như chế biếnthức ăn lên men, ủ chua thức ăn cho gia súc, sản xuấtaxitlactic và xử lý môi trường để tránh mùi hôi thối. Tuynhiên vi khuẩn lactic còn được quan tâm nhiều do chúng cókhả năng sinh bacterioxin, một loại protein có khả năngtiêu diệt các vi khuẩn khác do sự tạo thành các kênh làmthay đổi tính thấm của màng tế bào, nhiều loại bacterioxincòn có khả năng phân giải ADN, ARN và tấn công vàopeptidoglycan để làm suy yếu thành tế bào. Vì vậybacterioxin được dùng nhiều trong bảo quản thực phẩm,sữa tươi, nước giải khát cũng như trong xử lý môi trường,chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong báo cáo này chúng tôigiới thiệu một chủng vi khuẩn lactic sinh bacterioxin mớiphân lập tù nước dưa.II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU. Vi sinh vật.a.Chủng vi sinh vật được phân lập từ nước dưa và được giữvà bảo quản tại Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật, Trungtâm Công nghệ Sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội.b. Môi trường MRS dùng trong nghiên cứu có thành phầnsau (g/l): Casein peptone, tryptic digest 10, cao thịt - 10,cao nấm men - 5, glucose -20. Tween 80, K2HPO4 - 2, Na-acetate - 5, (NH4)2 citrate - 2.00, MgSO4 . 7 H2O - 0.20,MnSO4 . H2O - 0.05, nước 1000 ml, pH to 6.2 - 6.8. Khửtrùng 121oC trong 15 phút.c. Xác định hàm lượng bacterioxin theo phương phápBrarford [1].d. Xác định bacterioxin trên gel polyacrylamit (SDS-PAGE) theo phương pháp của Laemmli [4. 5].III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.a. Đặc điểm hình thái nuôi cấyChủng vi khuẩn L24 phân lập từ nước dưa có khuẩn lạctròn, nhẵn, màu trắng sữa, tế bào đều có dạng hình que, bắtmàu Gram dương, không có khả năng di động, không sinhbào tử, phản ứng catalaza âm tính, có khả năng đồng hoácacbonhydrat amygdalin, arabinnoza, xenlobioza, fructoza,glucoza, lactoza, maltoza, manitol, melezitoza, saccaroza,nhưng không sử dụng sorbitoi Căn cứ vào các đặc điểmhình thái, sinh lý, sinh hoá, dựa theo khoá phân loạiBergey’s [5], chủng L24 được xác định thuộc chiLactobacillus. Hình 1. Đặc điểm hình thái tế bào chủng vi khuẩn lactic L24 chụp dưới kính hiển vi điển tử ở độ phóng đại x 20 000 lầnb. Xác định thành phần của axit diaminopimelic (DAP)trong thành tếa bào của chủng vi khuẩn lactic L24Các tác giả Schliifer và Kandlu [3] cho rằng đồng phânDAP có trong thành phần peptidoglycan của thành tế bào vikhuẩn Gram dương. đặc biệt đối với xạ khuẩn và vi khuẩnlactic. Để xác định đồng phân DAP của chủng L24 chúngtôi tiến hành lấy 50mg tế bào ướt cho vào ống thuỷ tinh nútxoáy (cỡ 3x100mm), thuỷ phân bằng 1ml 6N HCl trong nồiổn nhiệt 100oC trong 16 giờ. Làm nguội dịch thuỷ phân tớinhiệt độ phòng. Dùng giấy sắc ký bản mỏng TLC để xácđịnh meso-DAP. Chấm chừng 3 l dung dịch lên giấy sắcký bản mỏng TLC. Dùng 1l của 0,01M DL-diaminopimelic axit (Sigma Chemical Co., St. Louis, MO,USA) làm dung dịch chuẩn. Đặt giấy sắc ký bản mỏngtrong bồn thuỷ tinh chứa 50ml hỗn hợp methanol - nước -6N HCl - pyridine (80:26:4:10, v/v) trong 3 giờ hoặc lâuhơn. Phun dung dịch 0,2% ninhydrin (trong nước bão hoà n- butanol) lên giấy sắc ký bản mỏng, đặt trong tủ sấy ởnhiệt độ 100oC trong 5 phút). Vết meso-DAP tách rời, xuấthiện từ TLC như là các vết màu xanh đen. Hình 2. Kết quả xác định meso-DAP của chủng vi khuẩn lactic trên sắc ký bản mỏng Chú thích: Chẩm 1 - meso-DAP chuẩn (Sigma) Chấm 4: Meso - DAP của chủng L24Kết quả sắc ký cho thấy chủng L24 chứa meso-DAP và dođó vi khuẩn có thành tế bào thuộc nhóm IV. Dựa vào cácđặc điểm sinh lý, sinh hoá và typ thành tế bào của chủngL24, đối chiếu với khoá phân loại của Ber’sgey có thể xácđịnh chủng này thuộc chi Lactobacilus [2].Việc đưa các chủng vi sinh vật sống vào môi trường là mộtviệc làm hệ trọng, phải đảm bảo chắc chắn rằng chủng đókhông gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ con người và môitrường, do vậy chúng tôi tiến hành xác định trình tự rADN16S để định danh chính xác đến loài. Sau khi tiến hànhphản ứng PCR, trình tự rADN 16S được đọc trên máy đọctrình tự tự động 3100 Avant bằng đoạn mồi đặc hiệu. Trìnhtự đoạn gen được tổng hợp có chiều dài 645bp. Đây là đoạnít bền vững so với trình tự đoạn rADN 16S củaLactobacillus plantarum, ký hiệu AL 935261 trong ngânhàng dữ liệu gen của Nhật Bản thì độ tương đồng lên đến98%.Dưới đây là số liệu vế kết quả so sánh trình tự gen của sảnphẩm đã được tổng hợp bằng phản ứng PCR với trình tựcủa đoạn gen trong ngân hàng dữ liệu gen Nhật Bản. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: