Danh mục

Báo cáo khoa học: nh toán tải lượng, dự báo phát sinh chất thải nguy hại từ 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải nguy hại

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 398.61 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp tại Đồng Nai là sự phát sinh lượng chất thải nguy hại (CTNH) ngày càng tăng đã ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và cuộc sống của con người tại khu vực. Hiện tại CTNH là vấn đề môi trường được quan tâm không chỉ tại Đồng Nai mà còn là vấn đề của cả nước, của cả thế giới. Khi các Khu công
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: nh toán tải lượng, dự báo phát sinh chất thải nguy hại từ 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải nguy hại Science & Technology Development, Vol 12, No.02 - 2009TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG, DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ 7 KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Thị Hồng Trân, Trịnh Ngọc Đào Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG -HCM (Bài nhận ngày 13 tháng 11 năm 2008, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 27 tháng 02 năm 2009) TÓM TẮT: Cùng với sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp tại Đồng Nai là sựphát sinh lượng chất thải nguy hại (CTNH) ngày càng tăng đã ảnh hưởng tới chất lượng môitrường và cuộc sống của con người tại khu vực. Hiện tại CTNH là vấn đề môi trường đượcquan tâm không chỉ tại Đồng Nai mà còn là vấn đề của cả nước, của cả thế giới. Khi các Khucông nghiệp (KCN) của tỉnh Đồng Nai đi vào hoạt động một cách đầy đủ và ổn định thì khốilượng CTNH phát sinh và gia tăng càng được các nhà quản lý môi trường quan tâm nhiều hơnnữa. Mục tiêu của bài báo là tính toán và dự báo khối lượng CTNH phát sinh đến năm 2020để giúp Ban Quản lý KCN cũng như các nhà quản lý nắm được tốc độ phát sinh CTNH, từ đócó các biện pháp quản lý CTNH được tốt hơn. Ngòai ra, bài báo cũng đề xuất vắn tắt các giảipháp cải thiện hệ thống quản lý CTNH cho 7 KCN tại tỉnh Đồng Nai sử dụng kết hợp các giảipháp quản lý môi trường và các giải pháp kỹ thuật... nhằm mục tiêu giúp cho công tác quản lýCTNH tại các KCN của tỉnh được thuận lợi, hạn chế các vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môitrường.1. GIỚI THIỆU Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cótốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa và đô thị hóa cao, đặc biệt là sự phát triểncủa các khu công nghiệp của tỉnh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệpthì ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm, trong đó vấn đề về CTNH phát sinhtại các KCN là một trong những vấn đề quan trọng nhất vì tính chất nguy hại và sự ảnh hưởnglâu dài của chúng tới môi trường và con người. Hiện tại Đồng Nai đang gặp rất nhiều khó khăntrong công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTNH, cụ thể là chưa có hệ thống thu gom,vận chuyển CTNH riêng biệt, CTNH còn chôn lấp chung với rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởngtới môi trường nghiêm trọng. CTNH cũng chưa được vận chuyển theo những tuyến đườngriêng đảm bảo khoảng cách an toàn và phòng tránh được những sự cố xảy ra, chưa quản lýchặt chẽ việc phát sinh, thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mặc dù CTNH đãđược phân loại theo quy định, nhưng vẫn còn một lượng lớn CTNH được vứt bỏ bừa bãi đãgây ra rủi ro cho con người và môi trường. V Misra , S.D Pandey (2005) đã sơ lược về bảnchất chất thải những ngành công nghiệp, đặc tính chất thải, thực tiễn trong quản lý CTNH đếnsức khỏe và môi trường, các bước hoạch định, thiết kế và phát triển mô hình quản lý, xử lý,phương pháp và các quy định hiệu quả trong việc thải bỏ CTNH. Một vấn đề cần được quantâm hiện nay là các rủi ro và tác động lâu dài của CTNH. Các sự nổ lực toàn cầu đang vậnđộng để quản lý các vấn đề này ngay từ việc xác định nguồn phát thải, số lượng và các conđường lan truyền của cúng phát tán vào trong môi trường và xét đến tính độc lâu dài, quản lýsức khỏe và các biện pháp giảm thiểu các tác động của CTNH đối với con người và môitrường (Kaiser and Enserink, 2000). Ngòai ra, theo Liên Hợp Quốc, 1991 lần đầu tiên đã xuấtTrang 132 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 02 - 2009bản hướng dẫn kiểm tóan chất thải nói chung và ứng dụng để kiểm tóan CTNH nói riêng tại cơsở sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới cho chúng tathấy rằng đánh giá rủi ro môi trường (ĐRM) và sức khỏe từ các CTNH là rất cần thiết. Với sựđánh giá đầy đủ và quản lý chặt chẽ tất cả các loại hóa chất độc hại, chúng ta sẽ giảm đượcphần lớn những tác động do chúng gây ra, góp phần giảm thiểu rủi ro về mọi mặt: xã hội, kinhtế, sức khỏe, môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống (Micheal, 2001, và Tran2008). Ở các nước, việc nghiên cứu xác định hệ số phát thải CTR công nghiệp đã được quan tâmtừ những thập kỷ trước. Một trong những tài liệu kỹ thuật rất công phu và có ý nghĩa thực tiễngiúp đánh giá nhanh ô nhiễm CTR là “Rapid Inventory Techniques in EnvironmentalPollution” (part 1&2) do WHO thiết lập và phát hành năm 1993 có đề cập đến các hệ số phátthải khí thải, nước thải, chất thải rắn của nhiều ngành công nông nghiệp và dịch vụ khác nhau.Các tiếp cận xây dựng hệ số ô nhiễm của WHO là tiến hành khảo sát thu thập và phân loại sốliệu theo từng ngành s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: