Danh mục

Báo cáo khoa học: Phân tích tính đa dạng về phân loại hệ thực vật có mạch ở Cát Lộc, phân khu phía bắc vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.34 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng đang được rất nhiều nhà khoa học sinh học quan tâm đến trong những năm gần đây. Con người sống được là nhờ vào sự đa dạng sinh vật, chúng là nguồn cung cấp thức ăn, nguồn nước uống, không khí trong lành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: Phân tích tính đa dạng về phân loại hệ thực vật có mạch ở Cát Lộc, phân khu phía bắc vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Lâm ĐồngPHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG VỀ PHÂN LOẠI HỆTHỰC VẬT CÓ MẠCH Ở CÁT LỘC, PHÂN KHUPHÍA BẮC VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNHLÂM ĐỒNGNguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh TàiĐại học Quốc gia Hà Nội1. MỞ ĐẦUHiện nay, đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vậtnói riêng đang được rất nhiều nhà khoa học sinh học quantâm đến trong những năm gần đây. Con người sống được lànhờ vào sự đa dạng sinh vật, chúng là nguồn cung cấp thứcăn, nguồn nước uống, không khí trong lành. Đa dạng sinhhọc đã cung cấp dược liệu trị bệnh cho con người và cungcấp các nguyên liệu khác cho công nghiệp khác. Đa dạngsinh học tạo ra cái đẹp của thiên nhiên, cái cảm hứng chocon người, chúng rất quan trọng đã định rõ tính nhân vănvà làm giàu thêm đời sống tinh thần của chúng ta.Đa dạng sinh học đang bị suy thoái nghiêm trọng do chiếntranh, du canh, du cư, khai thác không hợp lý làm thất thoátnặng nề các nguồn tài nguyên thực vật, kéo theo sự mất cânbằng về sinh thái.Để góp phần giải quyết những vấn đề kể trên, việc nghiêncứu tính đa dạng của các hệ thực vật có ý nghĩa rất lớn.Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu kết quả đánh giátính đa dạng của hệ thực vật ở Cát Lộc thuộc Vườn Quốcgia Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở cho công tác bảotồn.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU2.1. Đa dạng về phân loại trong các ngànhHệ thực vật khu vực Cát Lộc có 5 ngành thực vật có mạchvới tổng số 774 loài, 510 chi, 151 họ. Các loài, chi và họphân bố không đồng đều trong các ngành (xem bảng 1).Qua bảng 1, sơ đồ 1 chúng ta thấy phần lớn các taxon tậptrung trong ngành Magnoliophyta với 124 họ chiếm82,12%, 464 chi chiếm 90,98% và 692 loài chiếm 89,41%so với tổng số họ, chi, loài của hệ thực vật, tiếp đến làngành Polypodiophyta 21 họ chiếm 13,91%, 39 chi chiếm7,65% và 72 loài chiếm 9,30%. Các ngành còn lại(Psilotophyta, Lycopodiophyta, Pinophyta) chiếm tỉ lệkhông đáng kể, tổng số họ, chi và loài của các ngành nàychỉ chiếm tương ứng là 3,97%; 1,37%, 1,29% tổng số họ,chi và loài của toàn hệ thực vật Cát Lộc.Bảng 1. Sự phân bố họ, chi, loài và tỷ lệ % của chúng theo các ngành (. = ophyta)Việc so sánh cấu trúc thành phần loài của một hệ thực vậtthành viên trong tổng thể hệ thực vật Việt Nam sẽ cho tathấy được vai trò của hệ thực vật đó. Thực vậy, khi so sánhvới hệ thực vật Việt Nam ta thấy rằng không có sự thay đổilớn về tỷ lệ % số loài trong các ngành mặc dù Cát Lộckhông có ngành Equisetophyta nhưng đó là một ngành cósố lượng rất ít và phân bố không rộng rãi trên toàn diện tíchtự nhiên của cả nước. Điều chú ý ở đây không phải là sựthấp hơn một chút về tỷ lệ của ngành Mộc lan -Magnoliophyta của Cát Lộc so với Việt Nam mà là sự caohơn hẳn về tỷ lệ của ngành Dương xỉ - Polypodiophyta,điều này cho thấy Cát Lộc là một trong những nơi rất giàuloài Dương xỉ, đây là những dấu hiệu chỉ ra khu vực cóđiều kiện môi trường ẩm, thuận lợi, cho việc phát triển củamột hệ thực vật nhiệt đới. Nếu so sánh về diện tích, CátLộc chỉ chiếm 0,093% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam,khu vực này đã đóng góp tới 7,3% tổng số loài hiện biết ởViệt Nam.Để thấy rõ hơn sự đa dạng trong các taxon thực vật, chúngtôi tiến hành khảo sát sâu hơn ngành Hạt kín(Magnoliophyta), trong ngành này có hai lớp: Lớp Mộc lan(Magnoliopsida) và lớp Loa kèn (Liliopsida) (Xem bảng 3).Qua bảng 3 chúng ta thấy Magnoliopsida với 98 họ chiếm64,9%, 349 chi chiếm 68,43% và 523 loài chiếm 67,57%của hệ. Trong đó Liliopsida có 26 họ chiếm 17,22%, 115chi chiếm 22,55% và 169 loài chiếm 21,83% của hệ. Nhưvậy số lượng taxon của Magnoliopsida chiếm ưu thế tuyệtđối so với số họ, chi, và loài của ngành. Tỷ lệ số loài củahai lớp là 3,09/1 tức là cứ 3,09 loài thuộc lớp Mộc lan mớicó một loài thuộc lớp Loa kèn.So sánh với các khu hệ thực vật khác thấy rằng tỷ lệ này ởCát Lộc thấp hơn cả: Pù Mát: 5,22/1, Sa Pa - PSP: 4,23/1Cúc Phương: 3,29/1, Bạch Mã: 3,11/1.Qua bảng 4 chúng ta thấy Magnoliopsida ở hệ thực vật CátLộc tương tự như Bạch Mã và Sa Pa – Phan Si Pan, thấphơn các hệ thực vật còn lại là Cúc Phương và Pù Mát.Ngược lại, Liliopsida của hệ thực vật Cát Lộc cũng như củaBạch Mã, Sa Pa – Phan Si Pan cao hơn so với tất cả các hệthực vật còn lại.Tính đa dạng còn thể hiện ở các chỉ số khác, chúng tôi cònphân tích các chỉ số của các taxon hệ thực vật Cát Lộc đãchỉ ra như sau: chỉ số họ là 5,13 (trung bình mỗi họ có 5,13loài), chỉ số chi là 1,52 (trung bình mỗi chi có 1,52 loài) vàtrung bình mỗi họ có 3,38 chi, tổng chỉ số là 10,02. So sánhcác chỉ số đó với các hệ thực vật khác ở bảng 6, chúng tathấy rằng chỉ số của hệ thực vật Cát Lộc thấp hơn tất cả cáchệ thực vật khác ở cả ba bậc phân loại họ, chi và loài. Điềuđó cho thấy mức độ đa dạng về thành phần loài của hệ thựcvật khu bảo tồn Cát Lộc thấp hơn so với các hệ thực vậtBạch Mã, Pù Mát, Cúc Phương và Sa Pa - Phan ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: