BÁO CÁO KHOA HỌC: TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 19. LYSIMACHIA VITTIFORMIS F.H. CHEN & C.M. HU TRÂN CHÂU LÁ DẢI (HỌ ANH THẢO PRIMULACEAE), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 214.16 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong đợt nghiên cứu gần đây về tính đa dạng thực vật của vùng núi đá vôi phía bắc tỉnh Hà Giang với sự tài trợ của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (# 6300-98, NGS) chúng tôi đã thu được một số hiệu mẫu vật lạ và hiếm (HAL 1502) thuộc chi Trân châu Lysimachia (họ Anh thảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 19. LYSIMACHIA VITTIFORMIS F.H. CHEN & C.M. HU TRÂN CHÂU LÁ DẢI (HỌ ANH THẢO PRIMULACEAE), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT"TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 19.LYSIMACHIA VITTIFORMIS F.H. CHEN & C.M.HU TRÂN CHÂU LÁ DẢI (HỌ ANH THẢOPRIMULACEAE), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰCVẬTPhan Kế LộcTrường Đại học khoa học tự nhiên & Viện Sinh thái và Tàinguyên sinh vậtL.V. AveryanovViện thực vật học Cômarốp, Viện Hàn lâm khoa học Liênbang NgaNguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Sinh KhangViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vậtTrong đợt nghiên cứu gần đây về tính đa dạng thực vật củavùng núi đá vôi phía bắc tỉnh Hà Giang với sự tài trợ củaHội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (# 6300-98, NGS) chúng tôi đãthu được một số hiệu mẫu vật lạ và hiếm (HAL 1502)thuộc chi Trân châu Lysimachia (họ Anh thảoPrimulaceae). Nó phân biệt với tất cả 14 loài của chi đã biếtở Việt Nam cũng như với 4 loài khác chỉ mới gặp ở Lào(Bonati, 1930; Phạm Hoàng Hộ, 1991; C.M. Hu, 1992) bởiđặc điểm dễ nhận biết nhất là có lá hình dải hẹp. Mẫu vậtsau đó được xác định là Lysimachia vittiformis F.H. Chenvà C.M. Hu. Do đó đây là loài bổ sung cho hệ thực vật ViệtNam. Sau đây là một số dẫn liệu về loài cây này.Lysimachia vittiformis F.H. Chen & C.M.Hu, ActaPhytotax. Sin. 17(4): 27 (1979); F.H. Chen et al., in Fl.Reipubl. Popularis Sin. 59, 1: 32, fig. 8: 1-2 (1989); C.M.Hu & S. Kelso, in Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.). Fl. China15: 49 (1996); J.F. Deng in Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.).Fl. China Illustrations 15: fig. 26: 1-2 (2000). Trân châu ládải. Hình.Cỏ sống nhiều năm hoặc cây nửa bụi nhỏ, mọc thẳng đứng,cao đến 0,3-0,5 m, có phần dưới hóa gỗ, không có lông ởtất cả các bộ phận. Thân mọc từ gốc cây thường nhiều, trònhay hơi có cạnh, rất ít khi phân cành, có nhiều tuyến nhỏ ởphần ngọn. Lá mọc xoắn ốc, đôi chỗ ít nhiều mọc chụm gầnnhau; cuống lá dài 2-3 mm; phiến lá hình dải hẹp, hơi conghình liềm, (25-) 40-70 (-90) x (1,8-) 2-2,5 (-3) mm, chấtgiấy, thót dần và nhọn ở chóp, thót dần về cuống, mép cuộnxuống dưới; gân chính lồi ở mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên;các gân bên không thấy ở mặt dưới, đôi khi thấy ở mặt trênvà hơi lồi. Hoa màu vàng tươi, mẫu 5, mọc đơn độc ở náchlá, rất ít khi chụm 2-3. Cuống hoa hình sợi rất mảnh,thường dài 1,5-2,5 cm, ở quả dài đến 3 cm. Nụ trước khi nởhình mũi giáo, cỡ 4,5-5,5 x 2 mm, chóp tù, hoa nụ vặn vềbên phải. Đài chẻ rất sâu; thùy đài hình tam giác dài, cỡ 1,5x 0,5 mm, chóp nhọn có ít tuyến ở mép và mặt trong. Tràngdài 5-6 mm, chẻ sâu đến gần gốc; thùy tràng hình mũi giáo,4-5 x 1,5-2,5 (-3) mm, chóp tù. Chỉ nhị ngắn hơn bao phấn,hợp với nhau ở gốc thành vòng cao khoảng 0,4 mm và đínhliền với gốc ống tràng, phần tự do dài khoảng 0,5 mm; baophấn hình mũi tên kéo dài, khoảng 3,3 x 0,6 mm, đính gốc,chóp có mũi nhọn ngắn, mở bởi lỗ ở đỉnh. Vòi nhị cáimảnh, dài 4 mm; núm nhị cái rất nhỏ. quả nang hình trứngdài, cỡ 3 x 1,5 mm.Mẫu vật nghiên cứu. Tỉnh Hà Giang, huyện Quản Bạ, xãThái An, gần bản Lô Thàng, tọa độ địa lý: 23059’50” độ vĩbắc, 105005’46” độ kinh đông, khoảng 1400 m trên mặtbiển, mọc thành bụi nhỏ rải rác ở kẽ các tảng và vách đávôi kết tinh bị bào mòn mạnh, dưới tán rừng nguyên sinhrậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa núi thấp Thông hayhỗn giao. Loài hiếm. L.Averyanov, Phan Kế Lộc, NguyễnTiến Vinh HAL 1502, tháng 5-2002 (HN, MO, LE).Phân bố. Trước đây chỉ mới biết ở điểm lấy mẫu chuẩn ởtây nam tỉnh Quảng Tây, do đó đã từng được coi là loài đặchữu rất hẹp của tỉnh này. Với phát hiện này của chúng tôikhu phân bố của loài được mở rộng hơn về phía nam,nhưng nhìn chung vẫn là loài thuộc yếu tố đặc hữu rất hẹpcủa tiểu vùng địa lý thực vật Nam Trung Hoa–Đông bắcViệt Nam, miền Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ-Mã Lai, xứCổ nhiệt đới.Sinh thái và sinh học. Cây mọc thành bụi nhỏ rất rải rác ởcác khe đá, dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanhnhiệt đới mưa mùa Thông (các loài cùng ưu thế là Thiếtsam giả lá ngắn Pseudotsuga sinensis, Thiết sam núi đáTsuga chinensis, Thông pà cò Pinus kwangtungensis, cókhi xen một số loài cây lá rộng ở núi thấp trên sản phẩmphong hóa của đá vôi. Nếu suy đoán theo dẫn liệu của cáctrạm khí tượng gần gũi (Nguyễn Khanh Vân et al., 2000)thì có thể thấy chế độ khí hậu nơi Trân châu lá dảiLysimachia vittiformis mọc là nhiệt đới gió mùa gần vùngnúi, nhiệt độ trung bình năm chỉ khoảng 16,50C với ít nhất7 tháng lạnh có nhiệt độ trung bình tháng dưới 170C, vớitổng lượng mưa năm trên 2500 mm và không có tháng khô(lượng mưa dưới 50 mm/tháng). Cây nở hoa vào các tháng4-6, quả chín vào các tháng 5-7. Ở Trung Quốc cây nở hoavào tháng 5, mọc dưới bóng cây trong rừng trên sườn núi.Việc phát hiện loài Trân châu lá dải Lysimachia vittiformisF.H. Chen & C.M. Hu ở một điểm của vùng Đông bắc ViệtNam một lần nữa cho thấy giữa vùng này và vùng cực đôngnam Trung Quốc, nhất là ở phần núi đá vôi có nhiều loàithực vật chung nhau, trong đó đáng chú ý nhất là những ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 19. LYSIMACHIA VITTIFORMIS F.H. CHEN & C.M. HU TRÂN CHÂU LÁ DẢI (HỌ ANH THẢO PRIMULACEAE), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT"TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 19.LYSIMACHIA VITTIFORMIS F.H. CHEN & C.M.HU TRÂN CHÂU LÁ DẢI (HỌ ANH THẢOPRIMULACEAE), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰCVẬTPhan Kế LộcTrường Đại học khoa học tự nhiên & Viện Sinh thái và Tàinguyên sinh vậtL.V. AveryanovViện thực vật học Cômarốp, Viện Hàn lâm khoa học Liênbang NgaNguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Sinh KhangViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vậtTrong đợt nghiên cứu gần đây về tính đa dạng thực vật củavùng núi đá vôi phía bắc tỉnh Hà Giang với sự tài trợ củaHội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (# 6300-98, NGS) chúng tôi đãthu được một số hiệu mẫu vật lạ và hiếm (HAL 1502)thuộc chi Trân châu Lysimachia (họ Anh thảoPrimulaceae). Nó phân biệt với tất cả 14 loài của chi đã biếtở Việt Nam cũng như với 4 loài khác chỉ mới gặp ở Lào(Bonati, 1930; Phạm Hoàng Hộ, 1991; C.M. Hu, 1992) bởiđặc điểm dễ nhận biết nhất là có lá hình dải hẹp. Mẫu vậtsau đó được xác định là Lysimachia vittiformis F.H. Chenvà C.M. Hu. Do đó đây là loài bổ sung cho hệ thực vật ViệtNam. Sau đây là một số dẫn liệu về loài cây này.Lysimachia vittiformis F.H. Chen & C.M.Hu, ActaPhytotax. Sin. 17(4): 27 (1979); F.H. Chen et al., in Fl.Reipubl. Popularis Sin. 59, 1: 32, fig. 8: 1-2 (1989); C.M.Hu & S. Kelso, in Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.). Fl. China15: 49 (1996); J.F. Deng in Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.).Fl. China Illustrations 15: fig. 26: 1-2 (2000). Trân châu ládải. Hình.Cỏ sống nhiều năm hoặc cây nửa bụi nhỏ, mọc thẳng đứng,cao đến 0,3-0,5 m, có phần dưới hóa gỗ, không có lông ởtất cả các bộ phận. Thân mọc từ gốc cây thường nhiều, trònhay hơi có cạnh, rất ít khi phân cành, có nhiều tuyến nhỏ ởphần ngọn. Lá mọc xoắn ốc, đôi chỗ ít nhiều mọc chụm gầnnhau; cuống lá dài 2-3 mm; phiến lá hình dải hẹp, hơi conghình liềm, (25-) 40-70 (-90) x (1,8-) 2-2,5 (-3) mm, chấtgiấy, thót dần và nhọn ở chóp, thót dần về cuống, mép cuộnxuống dưới; gân chính lồi ở mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên;các gân bên không thấy ở mặt dưới, đôi khi thấy ở mặt trênvà hơi lồi. Hoa màu vàng tươi, mẫu 5, mọc đơn độc ở náchlá, rất ít khi chụm 2-3. Cuống hoa hình sợi rất mảnh,thường dài 1,5-2,5 cm, ở quả dài đến 3 cm. Nụ trước khi nởhình mũi giáo, cỡ 4,5-5,5 x 2 mm, chóp tù, hoa nụ vặn vềbên phải. Đài chẻ rất sâu; thùy đài hình tam giác dài, cỡ 1,5x 0,5 mm, chóp nhọn có ít tuyến ở mép và mặt trong. Tràngdài 5-6 mm, chẻ sâu đến gần gốc; thùy tràng hình mũi giáo,4-5 x 1,5-2,5 (-3) mm, chóp tù. Chỉ nhị ngắn hơn bao phấn,hợp với nhau ở gốc thành vòng cao khoảng 0,4 mm và đínhliền với gốc ống tràng, phần tự do dài khoảng 0,5 mm; baophấn hình mũi tên kéo dài, khoảng 3,3 x 0,6 mm, đính gốc,chóp có mũi nhọn ngắn, mở bởi lỗ ở đỉnh. Vòi nhị cáimảnh, dài 4 mm; núm nhị cái rất nhỏ. quả nang hình trứngdài, cỡ 3 x 1,5 mm.Mẫu vật nghiên cứu. Tỉnh Hà Giang, huyện Quản Bạ, xãThái An, gần bản Lô Thàng, tọa độ địa lý: 23059’50” độ vĩbắc, 105005’46” độ kinh đông, khoảng 1400 m trên mặtbiển, mọc thành bụi nhỏ rải rác ở kẽ các tảng và vách đávôi kết tinh bị bào mòn mạnh, dưới tán rừng nguyên sinhrậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa núi thấp Thông hayhỗn giao. Loài hiếm. L.Averyanov, Phan Kế Lộc, NguyễnTiến Vinh HAL 1502, tháng 5-2002 (HN, MO, LE).Phân bố. Trước đây chỉ mới biết ở điểm lấy mẫu chuẩn ởtây nam tỉnh Quảng Tây, do đó đã từng được coi là loài đặchữu rất hẹp của tỉnh này. Với phát hiện này của chúng tôikhu phân bố của loài được mở rộng hơn về phía nam,nhưng nhìn chung vẫn là loài thuộc yếu tố đặc hữu rất hẹpcủa tiểu vùng địa lý thực vật Nam Trung Hoa–Đông bắcViệt Nam, miền Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ-Mã Lai, xứCổ nhiệt đới.Sinh thái và sinh học. Cây mọc thành bụi nhỏ rất rải rác ởcác khe đá, dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanhnhiệt đới mưa mùa Thông (các loài cùng ưu thế là Thiếtsam giả lá ngắn Pseudotsuga sinensis, Thiết sam núi đáTsuga chinensis, Thông pà cò Pinus kwangtungensis, cókhi xen một số loài cây lá rộng ở núi thấp trên sản phẩmphong hóa của đá vôi. Nếu suy đoán theo dẫn liệu của cáctrạm khí tượng gần gũi (Nguyễn Khanh Vân et al., 2000)thì có thể thấy chế độ khí hậu nơi Trân châu lá dảiLysimachia vittiformis mọc là nhiệt đới gió mùa gần vùngnúi, nhiệt độ trung bình năm chỉ khoảng 16,50C với ít nhất7 tháng lạnh có nhiệt độ trung bình tháng dưới 170C, vớitổng lượng mưa năm trên 2500 mm và không có tháng khô(lượng mưa dưới 50 mm/tháng). Cây nở hoa vào các tháng4-6, quả chín vào các tháng 5-7. Ở Trung Quốc cây nở hoavào tháng 5, mọc dưới bóng cây trong rừng trên sườn núi.Việc phát hiện loài Trân châu lá dải Lysimachia vittiformisF.H. Chen & C.M. Hu ở một điểm của vùng Đông bắc ViệtNam một lần nữa cho thấy giữa vùng này và vùng cực đôngnam Trung Quốc, nhất là ở phần núi đá vôi có nhiều loàithực vật chung nhau, trong đó đáng chú ý nhất là những ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo khao học báo cáo sinh học báo cáo về thủy sản các tài liệu về sinh học tài liệu nghiên cứu về vi sinh vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 80 0 0
-
13 trang 26 0 0
-
Báo cáo môn học: Công Nghệ Di Truyền
14 trang 20 0 0 -
41 trang 20 0 0
-
7 trang 20 0 0
-
20 trang 20 0 0
-
11 trang 19 0 0
-
8 trang 19 0 0
-
Báo cáo sinh học: Regulation of FeLV-945 by c-Myb binding and CBP recruitment to the LTR
10 trang 18 0 0 -
7 trang 17 0 0