Danh mục

Báo cáo môn học: Petroleum coke

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 899.09 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo môn học: Petroleum coke được trình bày thành 3 chương, báo cáo tổng quan về cốc dầu mỏ (Petroleum coke), công nghệ sản xuất dầu mỏ, tính chất và ứng dụng của một loại cốc dầu mỏ. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc nghiên cứu và học tập về Công nghệ chế biến dầu khí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo môn học: Petroleum coke TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ BÁO CÁO MÔN HỌC PETROLEUM COKE GVHD: Th.S DƯƠNG THÀNH TRUNG HVTH: PHÙNG THỊ CẨM VÂN HOÀNG MẠNH HÙNG DƯƠNG KIM NGÂN TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04/2011 MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ CỐC DẦU MỎ (PETROLEUM COKE) ................ 3 I.1. Giới thiệu về Cốc dầu mỏ ................................................................... 3 I.2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất cốc dầu mỏ trên thế giới ........................................................................................................... 3 I.2.1. Sản lượng dầu thô ......................................................................... 4 I.2.2. Nhu cầu xăng ................................................................................ 5 I.2.3. Chất lượng dầu thô nguyên liệu .................................................... 5 I.3. Tình hình sản xuất Cốc dầu mỏ trên thế giới ....................................... 6 I.4. Tình hình tiêu thụ Cốc dầu mỏ trên thế giới ........................................ 7 II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CốC DẦU MỎ ........................................... 9 II.1. Công nghệ cốc hoá trễ ( Delayed Coking) ......................................... 10 II.1.1. Công nghệ cốc hóa chậm – ConocoPhilip. .................................. 10 II.1.2. Công nghệ cốc hóa chậm – Foster Wheeler ................................ 14 II.2. Công nghệ cốc hoá tầng sôi ( Fluid coking) ...................................... 15 II.3. Công nghệ cốc hoá linh động ( Flexicoking) ..................................... 17 III. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI CỐC DẦU MỎ 20 III.1. Tính chất của một số loại cốc dầu mỏ ............................................ 20 III.1.1. Green Coke (Cốc thô) .............................................................. 22  Sponge Coke (Cốc xốp) .................................................................... 22  Needle Coke (Cốc hình kim) ............................................................. 22  Shot Coke (Cốc bi)............................................................................ 23  Fluid Coke ........................................................................................ 24  Flexicoke .......................................................................................... 24 III.1.2. Calcined Coke (Cốc nung) ....................................................... 24 III.2. Ứng dụng ....................................................................................... 25 I. TỔNG QUAN VỀ CỐC DẦU MỎ I.1. Giới thiệu về Cốc dầu mỏ  Cốc dầu mỏ là sản phẩm dạng xốp, vô định hình của carbon, có màu đen, được sản xuất như là một sản phẩm phụ của quá trình nâng cầu dầu nặng thành các sản phẩm nhẹ hơn và có giá trị cao hơn. Có nhiều dạng Cốc khác nhau, và được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cung cấp nhiệt lượng, hoặc sử dụng như nguồn carbon cho các ứng dụng công nghiệp khác nhau.  Cốc dầu mỏ được phân loại thành hai loại chính bao gồm:  Green Petroleum Coke: Sponge Coke, Shot Coke, Needle Coke, Fluid Coke, Flexicoke  Calcined Coke  Các công nghệ cốc hóa để sản xuất cốc dầu mỏ bao gồm:  Cốc hóa chậm (Delayed Coking)  Cốc hóa tầng sôi (Fluid Coking)  Cốc hóa linh động (Flexicoking) I.2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất cốc dầu mỏ trên thế giới  Sản lượng Cốc dầu mỏ bị chi phối chủ yếu bởi 3 ngành công nghiệp chính là công nghiệp dầu mỏ, công nghệp thép và công nghiệp nhôm. Các ngành công nghiệp thép và nhôm đòi hỏi cốc có độ tinh khiết cao và công nghiệp sản xuất điện đòi hỏi cốc có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu mỏ lại xem quá trình sản xuất Cốc là quá trình để xử lý các chất thải của nguyên liệu do đó cốc chứa nhiều tạp chất và hàm lượng S cao hơn. Các loại Sponge coke và Shot coke có độ tinh khiết thấp và được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu, và chiếm khoảng ¾ sản lượng cốc dầu mỏ toàn thế giới.  Cốc dầu mỏ là một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp lọc dầu, những yếu tố chính ảnh hưởng đến sản lượng cốc sản xuất bao gồm:  Lượng dầu thô nguyên liệu vào nhà máy lọc dầu;  Chất lượng của dầu thô nguyên liệu, dầu thô ngày càng nặng hơn đòi hỏi công nghệ xử lý sâu hơn;  Xu hướng sản xuất các nhiên liệu vận tải (trong đó điển hình là sản phẩm xăng).  Sản lượng Cốc dầu mỏ trên toàn thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai vì một số nguyên nhân chính như:  Nhu cầu xăng và các loại nhiên liệu vận tải khác tăng;  Chất lượng dầu thô nguyên liệu giảm (tỷ trọng cao, hàm lượng lưu huỳnh cao);  Các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, quy định đối với các loại nhiên liệu phải sạch hơn. I.2.1. Sản lượng dầu thô  Mức sản lượng cốc dầu mỏ phụ thuộc vào sản lượng dầu thô sản xuất trên thế giới. Sản lượng sản xuất dầu thô trên thế giới có xu hướng tăng liên tục và đạt khoảng gần 3,9 tỷ tấn năm 2006. (Hình I.1). Nhiên liệu dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch khác dự kiến vẫn thống trị ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới. Hình I.1: Sản lượng dầu thô trên toàn thế giới giai đoạn 1990-2005 (triệu tấn)  Trường hợp của các nước OECD, sản lượng dầu thô chế biến đạt đỉnh năm 1997, sau đó giảm xuống thì sản lượng cốc dầu mỏ vẫ ...

Tài liệu được xem nhiều: