Danh mục

Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với Vương quốc Campuchia năm 2013

Số trang: 164      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.14 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với Vương quốc Campuchia năm 2013 nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các tỉnh tiếp giáp Campuchia, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương tiếp giáp với Vương quốc Campuchia năm 2013BÁO CÁONĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐCTẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TIẾP GIÁPVỚI VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA“CHỈ SỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CẤP ĐỊA PHƯƠNG2013 1LỜI NÓI ĐẦUBáo cáo Nghiên cứu năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các tỉnh tiếpgiáp Campuchia năm 2013 là kết quả mở rộng của Nghiên cứu đánh giánăng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII) thông qua mộtthang đo lường chung “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”.Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các tỉnh tiếp giáp Campuchia2013 đánh giá thực trạng hội nhập của các nền kinh tế của 10 tỉnh tiếpgiáp Campuchia với phần còn lại của thế giới trong đó đặc biệt là hội nhậpvào nền kinh tế toàn cầu thông qua một thang đo lường chung được xâydựng là “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”. Mục tiêu chính của báocáo nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các tỉnh tiếpgiáp Campuchia, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợicho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báocáo đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của các tỉnh tiếp giápCampuchia đối với năng lực hội nhập hiện tại để chỉ ra các điều chỉnh cầnthiết cho việc thu hút nguồn lực cho phát triển bền vững.Quan trọng hơn cả nhóm nghiên cứu muốn cung cấp một cách nhìn rõràng và toàn diện về vấn đề hội nhập của các tỉnh tiếp giáp Campuchia vàđi đến một thống nhất chung cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinhtế xã hội với các điều kiện hội nhập đặc thù của từng tỉnh.Dựa trên phương pháp tư duy hệ thống, khái quát hóa các dòng vật chấtdịch chuyển giữa một địa phương (được giới hạn bởi biên giới của địaphương) với phần còn lại của thế giới (địa phương khác và quốc tế) đểxem xét mức độ thu hút các nguồn lực dịch chuyển cho mục tiêu tăngtrưởng và phát triển. Các dòng vật chất được xem xét là (1) sản phẩm 2hàng hóa dịch vụ; (2) vốn và công nghệ; (3) con người thông qua di trú,thu hút nhân lực và du lịch. Một địa phương được cho là hấp dẫn sẽ thuhút được các nguồn lực cho sự phát triển như thu hút du khách, thu hútđầu tư vào mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút người dân đến sống vàlàm việc, thu hút ngoại tệ thông qua xuất khẩu, etc. Mục tiêu cuối cùng củađịa phương là tạo ra một môi trường và điều kiện thuận lợi phục vụ nhândân của địa phương đó. Hình thái thể hiện và tính định lượng của nó thểhiện thông qua chỉ tiêu thu nhập bình quân trên đầu người và các chỉ sốphát triển con người của địa phương. Tuy nhiên, thách thức đối với cácđiểm đến hiện nay là có quá nhiều nỗ lực để thu hút các nguồn lực củachính quyền các quốc gia, các nền kinh tế cũng như các địa phương.Các luận điểm ủng hộ tự do hóa thương mại chủ trương khuyến khích cácthể chế tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ dễ dàng dịch chuyển giữacác quốc gia nhằm mục tiêu để người dân các dân tộc có thể mua được cácsản phẩm được sản xuất ra với chi phí thấp hơn hoặc đa dạng hơn hoặckhác biệt về các giá trị tinh thần. Nhờ tinh thần này của thương mại thếgiới mà tiến trình toàn cầu hóa được diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trênmọi phương diện thể hiện ở 3 mặt: (1) toàn cầu hóa về sản xuất để đảmbảo mức chi phí biên thấp nhất cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng; (2)toàn cầu hóa về tiêu dùng đối với việc một sản phẩm mang thương hiệuđược chấp nhận với giá trị độc đáo như nhau bởi người dân ở nhiều quốcgia, và (3) toàn cầu hóa về đầu tư hay còn gọi là toàn cầu hóa về sở hữu(một người dân có thể sở hữu tài sản ở nhiều quốc gia, sử dụng các dịchvụ đầu tư trên phạm vi toàn cầu thông qua các định chế tài chính trunggian). Trong nhiều thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến hai xu thế toàn cầuhóa sản xuất và tiêu dùng trong ngôi nhà chung toàn cầu. Trong thập kỷ 3này và vài thập kỷ sau, nhờ vào công nghệ thông tin và chuẩn hóa dịch vụtài chính toàn cầu, chúng ta sẽ chứng kiến tiến trình đầu tư từ doanhnghiệp đến cá nhân trên phạm vi toàn cầu khiến xóa nhòa mọi biên giớiquốc gia về quốc tịch và nhiều niềm tự hào về các thương hiệu quốc giahay sản phẩm quốc gia. Những gì chúng ta đang tự hào sở hữu hôm nay cóthể sẽ được thông qua các định chế tài chính trung gian giúp nhiều ngườikhác trên thế giới cùng sở hữu nó trong tương lai. Điều này đặt ra nhữngvấn đề cơ bản và then chốt cho các Chính phủ trong việc có nên tiếp tục hỗtrợ các doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm và thương hiệu của doanhnghiệp để thể hiện sức mạnh kinh tế địa phương – mà trong tương laichúng ta có thể không sở hữu nữa hay chỉ nên tạo điều kiện về môi trườngvà thể chế khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh, cạnh tranhlành mạnh và tăng năng suất.Báo cáo nghiên cứu năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các tỉnh tiếp giápCampuchia là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: