Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Bàn về nền quân chủ chuyên chế trong lịch sử

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường ĐH Luật TP. HCM Như hầu hết các quốc gia trong thời kỳ phong kiến, sự hưng thịnh hay suy tàn thường gắn liền với vai trò của những vị vua đầy quyền lực. Nói đến một vị vua chuyên chế, lịch sử thường có thái độ ác cảm hơn là cố tìm hiểu xem với những lý do và điều kiện nào để nhà vua có thể thực hiện sự chuyên chế, độc đoán của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Bàn về nền quân chủ chuyên chế trong lịch sử" Bàn về nền quân chủ chuyên chế trong lịch sử ĐỖ MINH KHÔI Giảng viên Khoa luật Hành chính, Trường ĐH Luật TP. HCMNhư hầu hết các quốc gia trong thời kỳ phong kiến,sự hưng thịnh hay suy tàn thường gắn liền với vai tròcủa những vị vua đầy quyền lực. Nói đến một vị vuachuyên chế, lịch sử thường có thái độ ác cảm hơn làcố tìm hiểu xem với những lý do và điều kiện nào đểnhà vua có thể thực hiện sự chuyên chế, độc đoán củamình. Mặt khác, chính sự ngông cuồng, tàn bạo củacác vị vua đã để lại cho nhân loại những kiệt tác kiếntrúc, nghệ thuật và thông qua những công trình đồ sộđó hậu thế đã mở rộng sự hiểu biết hơn về lịch sử.Hơn thế, với chính sự chuyên chế của mình, một sốvị vua đã cứu nguy cho một dân tộc, một nền văn hóatrước sự hủy diệt của chiến tranh ngoại xâm.Nền quân chủ chuyên chế chắc chắn không phải làsản phẩm của Thượng đế hay Đấng tối cao và nhàvua không phải là “Thiên tử” theo đúng nghĩa của nó.Sự xuất hiện, phát triển của nền quân chủ chuyên chế,theo quan điểm duy vật lịch sử, phải dựa trên nhữnghoàn cảnh và những điều kiện nhất định. Vì vậy, việcxem xét những cơ sở và điều kiện cho sự tồn tại củanền quân chủ chuyên chế với ý nghĩa là một cáchthức tổ chức quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng chomột hoàn cảnh xã hội nhất định là mục đích chínhcủa bài viết này.Nền quân chủ chuyên chế chính là một hình thức tổchức quyền lực nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhànước tập trung vào trong tay một vị vua được hìnhthành bằng con đường cha truyền con nối. Nguồn gốccủa quyền lực nhà nước, quyền lực của nhà vuakhông bắt nguồn từ trong xã hội thế tục, từ nhân dânmà từ truyền thống, dòng giống và tôn giáo. Thậmchí ở một số quốc gia, nhà vua còn là sự hiện thâncủa quyền lực tôn giáo tối cao trong xã hội. Đó chínhlà sự thống nhất giữa vương quyền và thần quyền.Quyền lực của nhà vua là tối thượng và không chịubất cứ một sự hạn chế nào. Bộ máy nhà nước và hệthống quan lại từ trung ương đến địa phương chỉ làcông cụ của nhà vua nhằm thực hiện sự cai trị củamình. Đương nhiên là trong xã hội thời kỳ này,không tồn tại khái niệm công dân, mà chỉ có kháiniệm thần dân hay thuộc dân.Thực chất, nền quân chủ chuyên chế hình thành donhu cầu tập trung và thống nhất quyền lực trong xãhội. Khi nhu cầu tập trung thống nhất cao độ xuấthiện trong xã hội như là một xu hướng phát triểnchính, sẽ dẫn đến việc tập trung quyền lực nhà nướcđể đáp ứng cho nhu cầu đó. Xét về mặt lợi ích, khi lợiích chung của toàn xã hội bị đe dọa, cần phải có sựtập trung quyền lực của nhà nước để bảo vệ lợi íchchung đó. Như vậy, tình trạng cấp thiết của một quốcgia, một xã hội đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất,nhanh chóng kịp thời và tập trung đã là tiền đề quantrọng nhất để hình thành nền quân chủ chuyên chế.Tuy nhiên, không phải mọi xã hội, khi xuất hiện nhucầu tập trung thống nhất là tất yếu hình thành nềnquân chủ chuyên chế. Điều này chỉ xảy ra trong thờikỳ phong kiến trở về trước. Có những lý do mangtính chủ quan như sau:Thứ nhất, Do trình độ phát triển của nhận thức chungtrong xã hội còn rất hạn chế và tôn giáo còn đóng vaitrò quan trọng trong sự nhận thức của con người. Conngười nhìn nhận nhà nước nói chung và nền quân chủnói riêng như là một sản phẩm của Thượng đế vàchính kẻ cầm quyền cũng muốn biện hộ cho xuất xứquyền lực cai trị của mình thiêng liêng và không thểbị đặt nghi vấn. Toàn bộ quốc gia là tài sản của nhàvua. Thần dân cũng là “con” của vua.Thứ hai, Trong lịch sử, có sự thay đổi các triều đạinhưng nó không phải là sự thay đổi thể chế nhà nướcmà chỉ là sự thay đổi những dòng họ khác nhau màthôi. Nền quân chủ luôn được kế thừa, củng cố vàhoàn thiện. Về mặt tâm lý, nhân dân trong thời kỳnày chưa hình thành ý thức cho việc tự cai trị, tự nắmquyền lực nhà nước. Họ vẫn cần sự lãnh đạo, “dẫnđường” của vị vua. Đây chính là những yếu tố mangtính truyền thống, tập quán và tâm lý.Thứ ba, Khả năng xuất sắc của một cá nhân trong tổchức xã hội, tiến hành chiến tranh và chống chiếntranh. Bên cạnh những khả năng xuất sắc, tích cựccòn có những vị vua xác lập và củng cố nền quân chủbằng sự sợ hãi, sự tàn bạo. Trong lịch sử đã có nhữngví dụ rất điển hình như sự lên ngôi dựa vào tài thaolược quân sự như Clovis, Saclơman, Naponeon, TầnThủy Hoàng..Về mặt khách quan, nền quân chủ chuyên chế hìnhthành do những nhu cầu tập trung, thống nhất trongxã hội về quyền lực. Những biểu hiện chủ yếu củanhu cầu đó có thể khái quát trong những khía cạnhchính sau đây:Về mặt kinh tế, như Lê-nin đã nói, đấu tranh chính trịthực chất là sự biểu hiện tập trung nhất của sự mâuthuẫn về lợi ích kinh tế mà thôi. Vì vậy, sự mâu thuẫngiai cấp dẫn đến nhu cầu tập trung và thống nhấtquyền lực chính là sự biểu hiện của mâu thuẫn kinhtế trong xã hội. Những mâu thuẫn về lợi ích kinh tếđó biểu hiện như: Nhu cầu hình thành thị trườngthống nhất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: