Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: BÀN VỀ PHƯƠNG THỨC THÔNG QUA CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG NỘI BỘ ASEAN

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.42 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương thức thông qua quyết định trong một tổ chức quốc tế chính là một trong những chỉ số quan trọng cho thấy quốc gia có quyền lực nhiều hay ít, lớn hay nhỏ trong việc chi phối các hoạt động của tổ chức quốc tế mà nó là thành viên. Mặt khác, phương thức đó cũng có thể được coi là một chỉ số dùng để đo lường mức độ liên kết trong tổ chức là cao hay thấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ PHƯƠNG THỨC THÔNG QUA CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG NỘI BỘ ASEAN " BÀN VỀ PHƯƠNG THỨC THÔNG QUA CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG NỘI BỘ ASEAN TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG ThS. GV khoa Luật Quốc tế, ĐH Luật TP.HCMPhương thức thông qua quyết định trong một tổ chứcquốc tế chính là một trong những chỉ số quan trọngcho thấy quốc gia có quyền lực nhiều hay ít, lớn haynhỏ trong việc chi phối các hoạt động của tổ chứcquốc tế mà nó là thành viên. Mặt khác, phương thứcđó cũng có thể được coi là một chỉ số dùng để đolường mức độ liên kết trong tổ chức là cao hay thấp.Có thể nói mức độ liên kết của khối Liên minh châuÂu được nâng lên một tầm mới khi các quốc giathành viên của tổ chức này chấp nhận “hy sinh” mộtphần quyền lực của mình trong việc chi phối hoạtđộng của tổ chức, bằng việc thống nhất loại bỏnguyên tắc nhất trí khi biểu quyết các quyết định tạiHội đồng Bộ trưởng của Liên minh kể từ ngày1/1/1996, mỗi khi Hội đồng này xem xét các vấn đềliên quan đến chính sách cấp visa cho những ngườithuộc nước thứ ba muốn vào một nước trong Liênminh (Điều 100C khoản 3 Hiệp ước Maastricht).Thực tế cho thấy, thủ tục thông qua một quyết địnhtại các tổ chức quốc tế khác nhau thì khác nhau, thậmchí trong một tổ chức quốc tế, thủ tục này tại các cơquan khác nhau cũng không giống nhau. Lịch sử đãchứng kiến nhiều cách thức, thủ tục thông qua quyếtđịnh khác nhau.Được nhắc đến như phương thức tôn trọng ý chí củatất cả mọi quốc gia, đó là thông qua quyết định bằngcách nhất trí (unanimié). Phương thức này được ápdụng trước kia tại Đại hội đồng của Hội quốc liên, vàngày nay vẫn còn được áp dụng ở một số cơ quanhoặc tổ chức quốc tế như Tổ chức hợp tác và pháttriển kinh tế, Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây dươngcũng như Liên đoàn các quốc gia Ả Rập và một sốHội đồng của Cộng đồng châu Âu khi giải quyết cácvấn đề quan trọng.Tiếp đến, consensus, phương thức thông qua quyếtđịnh mà không cần biểu quyết, cũng được áp dụngkhá rộng rãi. Chúng ta có thể kể ra nhiều tổ chức vàcơ quan của tổ chức quốc tế áp dụng phương phápnày (Hội đồng bảo an, Đại hội đồng của Liên hợpquốc và rất nhiều các tổ chức chuyên môn của Liênhợp quốc…).Phương thức biểu quyết theo đa số cũng rất phổ biến.Từ các cơ quan của các tổ chức mang tầm cỡ toàncầu như Đại hội đồng của Liên hợp quốc, đến một sốcác tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc như Quỹtiền tệ quốc tế, rồi đến các cơ quan của một số tổchức khu vực như Hội đồng Bộ trưởng của Cộngđồng châu Âu… đều có áp dụng phương thức này.Tuy nhiên, không phải việc biểu quyết theo đa số ở tổchức, cơ quan nào cũng giống nhau: tùy từng trườnghợp, quyết định có thể được thông qua khi có ý kiếnchấp thuận của quá bán, của 2/3, của 3/4 hoặc của85% số thành viên tham gia biểu quyết.Ở Đông Nam Á, các thành viên sáng lập ra tổ chứcASEAN áp dụng một phương thức thông qua quyếtđịnh mới, mang bản sắc ASEAN, đó là phương thứcmusjawarah. Phương thức này còn được mệnh danhlà consensus theo kiểu ASEAN. Musjawarah được ápdụng ở hầu hết tất cả các cơ quan của ASEAN và dođó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Hiệp hội.Vậy musjawarah có nghĩa là gì? Đâu là những lợi thếvà bất lợi của việc áp dụng phương thức này và tạisao các thành viên của ASEAN lại dùng musjawarahlàm phương thức thông qua các quyết định của Hiệphội?I/ Khái niệm MusjawarahVậy musjawarah có nghĩa là gì?Xét về mặt lịch sử, từ xa xưa, việc áp dụng phươngthức này thuộc về tập quán của các nhóm người dântộc Thái sống trên các núi phía Bắc bán đảo ĐôngDương và nhất là của những dân tộc sống ở một sốvùng của Indonesia. Trong những cộng đồng này tồntại một truyền thống lâu đời, theo đó các quyết địnhliên quan đến quyền lợi của cả làng xóm phải đượcmọi người nhất trí thông qua. Quá trình thông quaquyết định được thực hiện theo hai bước:- Bước thứ nhất gọi là musjawarah, theo tiếng Ả Rậpcó nghĩa là tham vấn. Trong giai đoạn này, người tatiến hành thảo luận càng nhiều càng tốt, đồng thờitham vấn nhiều lần những người có ảnh hưởng lớntrong làng, nhằm chuẩn bị một quyết định;- Bước thứ hai gọi là mu’afakat, theo tiếng Ả Rập cónghĩa là sự phối hợp, kết hợp. Mu’afakat ở đây d ùngđể chỉ quyết định do các thành viên cùng nhất trí đưara.Tập quán này được coi như một di sản chung của cácquốc gia Đông Nam Á, một truyền thống được chiasẻ bởi nhiều tiểu hệ thống chính trị cổ đại và ngàynay được áp dụng rộng rãi trên tầm cỡ khu vực.Theo ông JORGENSEN – DAHL, musjawarah cónghĩa là phương thức thông qua quyết định, trong đó“một người chỉ huy không thể hành động một cáchchuyên chế võ đoán hoặc áp đặt ý chí cho ngườikhác, mà anh ta phải gợi ý một cách nhẹ nhàng vớitập thề phương hướng giải quyết, đồng thời luôn chúý tham vấn tất cả những thành viên khác, hỏi han ýkiến và cảm tưởng của họ, xem xét những ý kiến vàcảm tưởng này rồi đưa ra những kết luận tổng hợpđược ý kiến của tất cả mọi người”1 .Quá trình musjawarah được thực hiện nhằ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: