Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: CÁC BIỆN PHÁP CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THỦY?

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.12 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vài nét về các chủ thể kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam: Ở Việt Nam, ngày 17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho ra đời Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, tên viết tắt là Bảo Việt. Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/1965 và là công ty bảo hiểm nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÁC BIỆN PHÁP CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THỦY?" CÁC BIỆN PHÁP CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THỦYThS. Giảng viên Khoa luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. HCMI. VÀI NÉT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH BẢOHIỂM TẠI VIỆT NAM1. Vài nét về các chủ thể kinh doanh bảo hiểm tạiViệt Nam:Ở Việt Nam, ngày 17/12/1964, Thủ tướng Chính phủđã ký quyết định cho ra đời Tổng công ty bảo hiểmViệt Nam, tên viết tắt là Bảo Việt. Bảo Việt chínhthức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/1965 và là côngty bảo hiểm nhà nước duy nhất đại diện cho ngànhbảo hiểm Việt Nam. Trong thời gian đầu từ ngàythành lập đến trước năm 1975, do nằm trong điềukiện giải phóng dân tộc, hoạt động của Bảo Việt ởmiền Bắc chưa phát triển. Với hai chi nhánh ở HàNội và Hải Phòng, Bảo Việt thực hiện chủ yếunghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, tuy nhiêntái lại cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan vớitỷ lệ khá cao.Sau khi giải phóng miền Nam, việc quốc hữu hóa cáccông ty bảo hiểm cũ của miền Nam đã dẫn đến việcthành lập Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm ViệtNam (Bavina). Bavina tiếp tục thực hiện trách nhiệmcủa các công ty cũ với người được bảo hiểm muốntiếp tục hợp đồng bảo hiểm. Đối với các công ty bảohiểm nước ngoài, Bavina có trách nhiệm đòi nợ vàthanh toán theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng.Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Bavina đượcchuyển thành chi nhánh của Công ty bảo hiểm ViệtNam tại thành phố Hồ Chí Minh gọi tắt là Bảo ViệtTP. HCM.Như vậy, kể từ năm 1976 đến năm 1993, Bảo Việt làcông ty bảo hiểm duy nhất thực hiện hoạt động kinhdoanh bảo hiểm tại Việt Nam theo chế độ hạch toánkinh tế thống nhất toàn ngành (1980). Bảo Việt trựcthuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ Tài chínhthống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước vàtrực tiếp tiến hành nhiệm vụ bảo hiểm trong cả nước.Ngày 18/3/1993, trước nhu cầu cần thiết phải đổi mớinhằm đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đangchuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã banhành Nghị định 100/CP quy định về hoạt động kinhdoanh bảo hiểm.Với quy định này, thế độc quyền nhà nước của BảoViệt đã bị phá vỡ, các tổ chức bảo hiểm thuộc nhiềuthành phần kinh tế khác nhau có thể tham gia thựchiện các nghiệp vụ bảo hiểm tại Việt Nam. Một sốdoanh nghiệp bảo hiểm mới đã ra đời như: Vinare,Bảo Minh, PVIC (Công ty Dầu khí Việt Nam), BảoLong, PJICO (Công ty Bảo hiểm cổ phần),Petrolimex, Alianz (Công ty 100% vốn nước ngoài)...Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo rađộng lực cạnh tranh, tạo điều kiện để cho các mạnglưới phân phối sản phẩm bảo hiểm như các chinhánh, các đại lý và môi giới bảo hiểm ra đời mộtcách rộng khắp. Người được bảo hiểm đã có thể lựachọn cho mình doanh nghiệp bảo hiểm phục vụ tốtnhất thay vì chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm nhưtrước đây.Khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm được mở rộngcho nhiều thành phần kinh tế, để tồn tại và đứng vữngtrên thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải cócác chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam,hoạt động cạnh tranh chỉ thực sự xảy ra khi cácdoanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thuộc các thànhphần kinh tế khác nhau ra đời sau khi Chính phủ banhành Nghị định 100/CP ngày 18/03/1993. Sự xuấthiện, hình thành các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo racác đối tượng để quy luật cạnh tranh điều tiết. Saukhi Quốc hội ban hành luật kinh doanh bảo hiểm(ngày 9/12/2000), các chủ thể tham gia vào hoạt độngkinh doanh bảo hiểm sẽ có cơ hội phát huy được khảnăng kinh doanh cũng như nhu cầu bảo hiểm củamình trong môi trường pháp lý tương đối vững chắc.Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tồn tại16 công ty bảo hiểm gốc. Trong đó có 11 công ty bảohiểm phi nhân thọ, 5 công ty bảo hiểm nhân thọ vàmột công ty tái bảo hiểm.Những công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Namgồm: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, Công ty bảohiểm cổ phần Petrolimex (Pjico), Công ty bảo hiểmdầu khí Việt Nam (PVIC), Công ty bảo hiểm cổ phầnbưu điện (PTI). Các công ty bảo hiểm phi nhân thọliên doanh gồm VIA (công ty bảo hiểm quốc tế ViệtNam), UIC (công ty liên doanh giữa Bảo Việt và 2công ty của Nhật Yasuda và Mitsui), BIDU - QBE(liên doanh giữa ngân hàng đầu tư và phát triển vàCông ty bảo hiểm QBE của Úc). Công ty bảo hiểmphi nhân thọ 100% vốn nước ngoài có Alianz - Abcf(liên doanh giữa Công ty bảo hiểm Alianz của Đứcvà Công ty bảo hiểm AGF của Pháp). Và gần đâynhất (tháng 6/2001) là sự ra đời của Công ty bảohiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài Groupamacủa Pháp, đây là công ty bảo hiểm nước ngoài đầutiên được phép cung cấp các sản phẩm bảo hiểmnông nghiệp cho khách hàng Việt Nam.Các công ty bảo hiểm nhân thọ gồm: Công ty BảoViệt miền Nam, Công ty Bảo Minh-CMG (là công tybảo hiểm liên doanh giữa Bảo Minh và Công ty bảohiểm CMG của Úc). Công ty bảo hiểm quốc tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: