Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ CHỦNG GIỐNG NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) NUÔI TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.55 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nấm linh chi, Ganoderma lucidum (W.Curt: Fr.) Karst., là một dược thảo quý trong y học cổ truyền. Nghiên cứu này nhằm so sánh một số đặc điểm sinh học và năng suất của 4 chủng giống nấm linh chi (G. lucidum L, G. lucidum K, G. lucidum DL, G. lucidum X) nuôi trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả các chủng giống nấm linh chi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ CHỦNG GIỐNG NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) NUÔI TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ "TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ CHỦNG GIỐNG NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) NUÔI TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê Đình Hoài Vũ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế Trần Đăng Hòa Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Nấm linh chi, Ganoderma lucidum (W.Curt: Fr.) Karst., là một dược thảo quý trong yhọc cổ truyền. Nghiên cứu này nhằm so sánh một số đặc điểm sinh học và năng suất của 4chủng giống nấm linh chi (G. lucidum L, G. lucidum K, G. lucidum DL, G. lucidum X) nuôi trồngở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả các chủng giống nấm linh chi có khả năng sinh trưởng và pháttriển tốt trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, các giống có thời gian từ khi cấyđến thu hoạch là khác nhau, trong khoảng từ 76,6 – 86,6 ngày. Ganoderma lucidum L có chiềucao cuống thấp nhưng có đường kính cuống lớn nhất. Đường kính và độ dày tán của chủnggiống G. lucidum L cao hơn so với các chủng giống G. lucidum K, G. lucidum DL và G. lucidumX. Chủng giống G. lucidum L có năng suất cao, thích ứng với điều kiện sinh thái ở Thừa ThiênHuế, nên cần phải mở rộng mô hình phát triển chủng nấm này.I. Đặt vấn đề Nấm linh chi (Ganoderma lucidum (W.Curt: Fr.) Karst.) là một dược thảo quýtrong y học cổ truyền. Số lượng các loài nấm linh chi được sử dụng trong công nghệdược liệu ngày càng tăng, đặc biệt ở các quốc gia Á Đông [4, 5]. Ở Việt Nam, có rất nhiều loài nấm linh chi mọc hoang dại trong tự nhiên. Riêng ởtỉnh Thừa Thiên Huế có đến 39 loài thuộc 3 chi: Amauroderma, Ganoderma và Haddowia(họ Ganodermataceae). Trong đó, có 5 loài được làm dược liệu, đó là: G. amboinense, G.applanatum, G. capense, G. lucidum và G. sinense [1]. Từ lâu nguồn nấm linh chi sử dụngtrong dược liệu chủ yếu dựa vào khai thác nguồn nấm mọc hoang dại trong tự nhiên. Tuynhiên nguồn nấm tự nhiên ngày càng cạn kiệt và khan hiếm. Vì vậy, cần phải nuôi trồngnấm linh chi trong điều kiện môi trường nhân tạo, sử dụng các nguồn nguyên liệu cótrong tự nhiên hoặc các phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm cơ chất nuôi trồng nấmđể đáp ứng nhu cầu sử dụng và bảo tồn tính đa dạng của nấm linh chi trong tự nhiên. 209 Dựa vào đặc tính sinh học và sinh thái của nấm linh chi, tỉnh Thừa Thiên Huế cócác điều kiện tự nhiên thích hợp cho quả thể nấm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên,có sự khác nhau về khả năng thích thích nghi của các giống nấm đối với với điều kiệnsinh thái địa phương. Nghiên cứu này nhằm so sánh một số đặc điểm sinh học và năngsuất của các giống nấm linh chi nuôi trồng ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huếnhằm chọn ra những giống nấm có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao,bổ sung một số giống mới phục vụ sản xuất nuôi trồng nấm dược liệu ở địa phương.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Chủng nấm Bốn chủng giống nấm linh chi có nguồn gốc khác nhau, bao gồm: chủng giốngGanoderma lucidum L., nguồn gốc Trung Quốc (ký hiệu G1); Ganoderma lucidum K.,nguồn gốc Trung Quốc (G2); Ganoderma lucidum DL., nguồn gốc Đà Lạt (G3);Ganoderma lucidum X., nguồn gốc Trung Quốc (G4). 2.2. Phương pháp nghiên cứu + Cách làm môi trường của các cấp giống Môi trường giống cấp 1: Gồm dịch chiết khoai tây, đường glucose và agar đượclàm theo cách sau (với 200 g khoai tây/ 1 lít dung dịch): khoai tây được gọt vỏ, cắt nhỏthành từng miếng, cho vào 2 lít nước. Đun sôi, cạn đến khi còn 1 lít, lọc bỏ xác khoaitây lấy dịch. Thêm 20 g đường glucose cùng với 15 – 20 g agar đun sôi, khuấy đềutrong 10 phút. Đổ dung dịch này vào ống nghiệm (khoảng 5 ml/ ống nghiệm), để nguộiđến khi môi trường đông cứng. Dùng bông không thấm nước nút kín ống nghiệm. Hấpkhử trùng các ống nghiệm trong nồi hấp ở áp suất 1 atm trong vòng 30 phút. Lấy cácống nghiệm ra và đặt nghiêng sao cho môi trường trong ống cách nút bông khoảng 2 cm,sau đó bọc giấy đầu ống nghiệm. Môi trường giống cấp II (giống sơ cấp): Vò sạch lúa, bỏ các hạt lép, sâu mọt.Nấu lúa trong nồi áp suất khoảng 45 phút sao cho hạt lúa vừa nứt vỏ trấu, vớt lúa ra vàcho vào bình đựng giống (khoảng 1/2 bình). Dùng bông không thấm nước nút miệngbình, dùng giấy bọc ở đầu miệng bình. Hấp khử trùng các bình đựng giống ở nhiệt độ127oC, áp suất 1,5 atm trong khoảng 60 phút. Để nguội lúa và cấy giống cấp I vào. Giống sản xuất: Cưa thân cây sắn thành từng đoạn dài 12 cm. Chẻ thân sắn ralàm 4 phần, ngâm trong nước vôi nồng độ 1,5%, để rá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: