Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠO SIKH

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.36 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,500 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể nói Ấn Đô là đất nước đã sản sinh là nhiều tôn giáo nhất trên thế giới, như Balamoon giáo (Ấn Độ giáo), Phật giáo, Kỳ Na giáo và Sikh giáo. Đạo Sikh là một tôn giáo cải cách ra đời vào đầu thế kỷ thứ XVI ở vùng Penjap miền Bắc Ấn Độ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠO SIKH"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010 KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠO SIKH Đặng Văn Chương Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tịnh Như Chùa Kiều Đàm, Huế TÓM TẮT Có thể nói Ấn Đô là đất nước đã sản sinh là nhiều tôn giáo nhất trên thế giới, nhưBalamoon giáo (Ấn Độ giáo), Phật giáo, Kỳ Na giáo và Sikh giáo. Đạo Sikh là một tôn giáo cảicách ra đời vào đầu thế kỷ thứ XVI ở vùng Penjap miền Bắc Ấn Độ. Tôn giáo này có ảnh hưởnglớn ở Ấn Độ, nhưng sự hiểu biết về nó còn rát hạn chế ở Việt Nam. Bài viết này giới thiệu kháilược về sự ra đời, giáo lý và giáo luật của Sikh giáo. Trong các nền văn hoá của nhân loại, tôn giáo luôn có một vị trí rất quan trọng.Tôn giáo là một trong những yếu tố đầu tiên và cơ bản trong việc hình thành, bảo tồn vàphát huy những giá trị đạo đức của con người. Đối với Ấn Độ, tôn giáo càng có vai tròđặc biệt quan trọng không chỉ trên lĩnh vực văn hóa tinh thần mà ngay cả trên lĩnh vựcvăn hóa vật chất. Và Ấn Độ là đất nước đã sản sinh ra nhiều tôn giáo vào bậc nhất thếgiới. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu khái lược về đạo Sikh, ra đời ở Ấn Độ vàođầu thế kỷ XVI, mà sự hiểu biết về nó còn rất hạn chế ở nước ta.1. Lịch sử hành thành và phát triển đạo Sikh Dưới vương triều Hồi giáo Đêli (1206-1526), Ấn Độ thường xuyên bị phân liệtvề lãnh thổ và chính trị bởi các thủ lĩnh Hồi giáo chia nhau cầm quyền ở các địa phươngvà nhiều lần bị quân Mông Cổ tấn công xâm lược, nhất là ở vùng Tây Bắc rộng lớn. Bêncạnh đó, người Hồi giáo cai trị lại thực hiện chính sách phân biệt tôn giáo. Họ dànhnhiều ưu ái, quyền lợi về chính trị, kinh tế cho tín đồ Hồi giáo cũng tức là hạn chếquyền lợi của các tôn giáo khác, trong đó có đông đảo tín đồ Ấn giáo. Cùng với nhữnglí do khác về kinh tế, xã hội đã dẫn đến phong trào đấu tranh của các giáo phái ở ẤnĐộ. Những nhà tư tưởng của các phong trào này đều phủ nhận sự phân chia đẳng cấp,đòi bình đẳng của mọi người trước thần linh và chủ trương không phân biệt biệt địa vịxã hội và tôn giáo, tín ngưỡng1. Trong bối cảnh lịch sử đó, thánh sư Nanak đã sáng lập1 Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh…, Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, H, 2003,trang 355. 21ra đạo Sikh (Sikhism) vào đầu thế kỷ XVI tại bang Punjab thuộc miền Bắc Ấn Độ cùngchung sống hòa bình với các tôn giáo khác đã có ở Ấn Độ như Ấn giáo (Hinduism), Kỳna giáo (Jainism), Phật giáo (Buddhism), Hồi giáo (Islam), Thiên Chúa giáo(Catholicism), Do Thái giáo (Judaism)… Đạo Sikh được xem như một tôn giáo cảicách, ra đời trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng, giáo luật, lễ nghi… của các tôn giáo đã có ởẤn Độ như đạo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo… Theo tiếng Punjab, Sikh có nghĩa là “môn đệ” hay “học trò”, nó cũng có nghĩabiểu thị sự sùng bái tuyệt đối vào các bậc Đạo sư (Guru). Chữ Sikh được dùng trực tiếptừ gốc chữ Hindi là Sikhna (tiếng Sanskrit đọc là Sikha), có nghĩa là ‘học’, ‘nghe thấy’;trong khi đó Guru là thuật ngữ có nguồn gốc từ chữ Gri của tiếng Phạn (Sanskrit) nghĩalà ‘phát ngôn’, ‘giảng giải’. Guru theo sự hiểu biết của những người Sihk là; ‘Gu’người xua tan vô minh và bóng tối, và ‘Ru’ người đã giác ngộ, như vậy ‘Guru’ cónghĩa là Đạo sư, là bậc Thầy, Giáo chủ. Nanak được tôn sùng và trở thành một Đạo sư,một nhà lãnh đạo tôn giáo, một Guru chính nhờ công hạnh của Người2. Thánh sư Nanak sinh năm 1469 trong một gia đình thuộc đẳng cấp thứ hai,Ksatriya (bao gồm vua chúa, quý tộc, tướng lĩnh) thuộc bộ tộc Bedi tại làng Talwandigần Lahore. Từ nhỏ, ông được giáo dục là một người theo Ấn giáo. Tuy nhiên, do ảnhhưởng từ người cha, người đã từng làm việc cho ông chủ làng là người Hồi giáo(Muslim), Nanak sớm tiếp nhận và tinh thông cả Ấn giáo (Hindu) lẫn Hồi giáo(Muslim). Lúc nhỏ, ông là một đứa trẻ rất thông minh, sùng đạo và đầy triển vọng, cóthể tranh luận cùng với các đạo sư của các giáo phái nhằm giải đáp mọi thắc mắc về tínngưỡng tôn giáo nói chung. Ở tuổi 16, Nanak trở thành một quan chức chính phủ vàđược làm quen với thế giới Hồi giáo rộng lớn, gặp gỡ nhiều nhân vật uyên bác và huyềnhọc nhưng vẫn không có được câu trả lời thích đáng cho vấn đề tín ngưỡng, vì thế ôngvẫn tiếp tục theo đuổi tìm kiếm đạo lý riêng cho chính mình. Năm 19 tuổi, mặc dù đãtận tâm với đời sống cầu nguyện và thiền định, nhưng ông vẫn cưới vợ và có được haingười con trai. Sau khi lập gia đình, ông đã chuyển đến Sutanpur sống cùng với ngườianh rể một thời gian. Tại đây, ông và một nhóm người nữa, đã cùng nhau tụ họp vàomỗi buổi sáng và buổi chiều để ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: