Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: KHÁI QUÁT KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÁ MAGMA XÂM NHẬP KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.00 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các thành tạo đá magma xâm nhập khu vực Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng về thành phần thạch học, từ siêu mafic cho đến axit, chúng phân bố thành từng khu vực riêng biệt với tổng diện tích khoảng 400 km2, bao gồm các phức hệ Núi Ngọc, Điệng Bông, Đại Lộc, Quế Sơn, Chà Vằn, Hải Vân và Bà Nà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHÁI QUÁT KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÁ MAGMA XÂM NHẬP KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 59, 2010 KHÁI QUÁT KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÁ MAGMA XÂM NHẬP KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thị Thuỷ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Các thành tạo đá magma xâm nhập khu vực Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng vềthành phần thạch học, từ siêu mafic cho đến axit, chúng phân bố thành từng khu vực riêng biệtvới tổng diện tích khoảng 400 km2, bao gồm các phức hệ Núi Ngọc, Điệng Bông, Đại Lộc, QuếSơn, Chà Vằn, Hải Vân và Bà Nà. Các thành tạo magma xâm nhập này còn đa dạng về đặcđiểm kiến trúc như: kiến trúc granit, khảm, ophit, gabro, nổi ban nền fenzit, pegmatit… Còn cấutạo chủ yếu là cấu tạo khối, ngoài ra còn có cấu tạo dòng chảy, á định hướng, vành hoa…Chính vì vậy, bài báo giới thiệu những dạng kiến trúc và cấu tạo đặc trưng của các thành tạomagma xâm nhập này nhằm phục vụ cho việc mô tả, nhận biết và tra cứu chúng.1. Mở đầu Thạch học nói chung, thạch học các đá magma nói riêng là môn học nghiên cứucác loại đá dựa vào các đặc điểm về thế nằm, nguồn gốc thành tạo, thành phần hóa học,thành phần khoáng vật, đặc điểm về kiến trúc và cấu tạo của chúng. Việc nhận biết cũngnhư phân loại các đá magma phải dựa vào thành phần hoá học, thành phần khoáng vậtkết hợp với kiến trúc-cấu tạo của đá. Tuy nhiên, việc phân tích thành phần hoá học làviệc làm rất khó và tốn rất nhiều kinh phí. Trong khi đó, việc nhận biết các đá dựa vàothành phần khoáng vật kết hợp với kiến trúc - cấu tạo có trong đá lại là phương phápđơn giản, dễ tiến hành, và đồng thời cũng là cơ sở cho việc định danh đá mà hiện nayhiệp hội địa chất quốc tế sử dụng. Các thành tạo đá magma xâm nhập khu vực Thừa Thiên Huế rất phong phú vàđa dạng về thành phần thạch học từ axit cho đến siêu mafic, chiếm tổng diện tíchkhoảng 400 km2, bao gồm các phức hệ Núi Ngọc, Điệng Bông, Đại Lộc, Quế Sơn, ChàVằn, Hải Vân, Bà Nà và các thành tạo đá mạch khác. Các thành tạo này phân bố rải ráctrên khu vực nghiên cứu với diện lộ khác nhau và có các kiểu kiến trúc và cấu tạo đặctrưng của đá magma. 1132. Đặc điểm thạch học của các phức hệ đá magma xâm nhập khu vực Thừa ThiênHuế 2.1. Phức hệ Núi Ngọc (Gb PZ1 nn) Phức hệ Núi Ngọc do Nguyễn Đức Thắng và nnk (1992) xác lập để mô tả các đágabro, gabrodiabas bị lục hóa có liên quan chặt chẽ với các đá metabasaalt hệ tầng NúiVú, phân bố rộng rãi ở Đức Phú, Sông Tranh, Núi Ngọc, Đaksa thuộc địa phận tỉnhQuảng Nam. Trong phạm vi nghiên cứu, các thành tạo này gồm các thể nhỏ đá gabro,gabrodiabas, diabas lộ ra ở khu vực A Pey, A Dang, Nhâm thuộc đới A Vương ở phíaTây Nam khu vực Thừa Thiên Huế. Các thể xâm nhập này đều có dạng thấu kính, vớichiều rộng khoảng 2 m đến hơn 100 m, chúng có dạng kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam khoảng 100-200 m, trùng với phương cấu trúc của đá vây quanh và có quanhệ chặt chẽ về nguồn gốc với các đá metabasalt thuộc hệ tầng Núi Vú [2], [5]. 2.2. Phức hệ Điệng Bông (G PZ1 đb) Thành tạo magma phức hệ Điệng Bông trong khu vực nghiên cứu chỉ phân bốtrên đới A Vương, là phần nối tiếp thân xâm nhập kéo dài theo phương Tây Bắc- ĐôngNam, xuất hiện trong các trầm tích phun trào bị biến chất hệ tầng Núi Vú ở khu vực ALưới (hình 1). Đặc trưng cho phức hệ là tập hợp các thể xâm nhập nhỏ kéo dài theophương cấu trúc Tây Bắc- Đông Nam, chiều rộng 1 – 2 m đến 20 m, đôi khi đến 200 m,chiều dài quan sát được từ 100 – 200 m đến hơn 1 km. Các đá của phức hệ này xuyên kháchỉnh hợp với các trầm tích phun trào hệ tầng Núi Vú tạo nên đới biến đổi hẹp ở ranh giớitiếp xúc [2]. 2.3. Phức hệ Đại Lộc (G/aD1 đl) Phức hệ Đại Lộc do Nguyễn Văn Trang và nnk (1985) xác lập, chúng phân bố ởphía nam đứt gãy Đakrong – A Lưới, kéo dài không đều theo phương Tây Bắc - ĐôngNam, trùng với phương cấu trúc của đới A Vương, chiều rộng khối thay đổi từ 2 – 3 km,kéo dài khoảng 15 km. Các đá xuyên cắt khá chỉnh hợp lên các trầm tích lục nguyên hệtầng A Vương, đới biến chất tiếp xúc rộng vài trăm mét, có khi hàng kilomet và có tínhphân đới. Cấu thành nên khối đá này gồm có pha 1 là đá granit biotit dạng gneis hạt vừađến lớn, granit–biotit hạt nhỏ, granit biotit có muscovit bị cà ép có dạng dải, tonalit vàpha đá mạch (pha 2) gồm đá pegmatit và granit aplit [2], [5], [6]. 2.4. Phức hệ Quế Sơn (Di–GDi–G PZ3 bg-qs) Phức hệ Quế Sơn do Nguyễn Văn Trang và nnk (1985) xác lập khi đo vẽ bản đồđịa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ Huế - Quảng Ngãi. TheoPhạm Huy Thông và nnk (1997) (Bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000nhóm tờ Huế) ở khu vực Thừa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: