Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: KHẢO SÁT HÀNH VI LỜI NÓI MỜI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời là một hành vi lời nói rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Bài này khảo sát những đặc trưng ngữ nghĩa, cú pháp, của hành vi lời nói mời trực tiếp (LMTT) trong tiếng Anh và tiếng Việt, đưa ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa LMTT trong hai ngôn ngữ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy, học và dịch các phát ngôn mời trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT HÀNH VI LỜI NÓI MỜI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT" KHẢO SÁT HÀNH VI LỜI NÓI MỜI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT AN INVESTIGATION INTO SPOKEN DIRECT INVITATIONS IN ENGLISH AND VIETNAMESE LƯU QUÝ KHƯƠNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Mời là một hành vi l ời nói rất phổ biến t rong giao tiếp hàng ngày. Bài này khảo sát những đặc trưng ngữ nghĩa, cú pháp, của hành vi lời nói mời trực tiếp (LMTT) trong tiếng Anh và ti ếng Vi ệt, đưa ra những điểm giống nhau và khác nhau gi ữa LMTT trong hai ngôn ngữ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy, học và dịch các phát ngôn mời trực tiếp trong tiếng Anh và ti ếng Việt. ABSTRACT Inviting is a very popular speech act used in daily communication. From a contrastive analysis view, this paper examines the syntactic and semantic features of spoken direct invitations in English and Vietnamese. Also, the paper same indicates the similarities and differeces between English and Vietnamese in terms of direct invitations to enhance the effectiveness of teaching, learning and translating this kind of speech act.1. Đặt vấn đề Mời là một hành vi lời nói rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Lời mời thay đ ổi tuỳtheo tình huống, các mối quan hệ, giới tính của những người có liên quan trong cuộc thoại.Xét các ví dụ sau: Em đ i có một mình à? Thọ ngập ngừng. Ta vào kia uống cà phê đi.(1) [28:61] Này anh, trời cũng đang mưa, n ếu anh không tìm ông Cương kia, tôi mời anh đi uống(2)cà phê đ ược không? [19:60] I’d like to invite you to dinner this Saturday. [13:29] (Tôi muốn mời quý vị dung bữa(3)tối vào thứ Bảy này) How about dinner this Saturday? [13:29] (Còn bữa tối vào thứ Bảy này thì sao nhỉ ?)(4) (1) và (2) đều chứa lời mời đ i u ống cà phê. Tuy nhiên, ở (1) lời mời do một người namđưa ra với một người khác giới vốn quen nhau từ trước, ở (2) lời mời được đưa ra giữa haingười đ àn ông mới biết nhau. (3) và (4) là hai lời mời đ i ăn tối nhưng ở (3) tính trân trọng cao hơn và vì vậy độ thânmật không nhiều như ở (4). Lời mời có thể ở dạng trực tiếp hoặc gián tiếp. Dựa trên ngữ liệu rút ra từ các tác phẩmvăn học bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc song ngữ Anh-Việt, bài này khảo sát những đặc trưngcú pháp, ngữ nghĩa của hành vi lời nói mời trực tiếp (LMTT) trong tiếng Anh và tiếng Việt,đưa ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa LMTT trong hai ngôn ngữ nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả việc dạy, học và d ịch các phát ngôn mời trực tiếp trong tiếng Anh và tiếngViệt cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ cho người Việt Nam học tiếng Anh hoặc người nóitiếng Anh học tiếng Việt như một ngoại ngữ vì theo Wall [16:126]: “Phần lớn đời sống xã hộicủa chúng ta bao gồm việc mời: thực hiện lời mời và đáp lại lời mời”.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Là một hành đ ộng lời nói phổ biến trong giao tiếp hàng ngày nhưng cho đ ến nay sựnghiên cứu về lời mời chưa nhiều. Trong tiếng Anh, Tillitt [13] và Wall [16] giới thiệu một sốmẫu phát ngôn cơ bản mời, nhận và từ chối lời mời tiếng Anh trong giáo trình dạy kỹ năngnói. Issacs và Clark [7] đ ưa ra khái niệm lời mời đ ưa đẩy (ostensible invitations) trong tiếngAnh.Trần Xuân Thảo [11] khảo sát một số mẫu lời mời cả dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nóitrong tiếng Anh của người Úc (Australian English) và lời mời trong tiếng Việt.Trương ThịÁnh Tuyết [12] tìm hiểu những thất bại về mặt dụng học của việc sử dụng lời mời trong tiếngAnh và tiếng Việt. Nguyễn Thị Kim Quy [10 ] phân tích sự tương tác liên văn hoá Việt-Anhđối với hành động lời nói mời và đ áp trực tiếp và gián tiếp ở 3 tình huống đ ịnh trước. Tuynhiên, cả 3 tác giả Trần Xuân Thảo, Trương Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thị Kim Quy đều thuthập dữ liệu dựa trên các phiếu điều tra (questionnaires) với một số nghiệm thể hạn chế. Cáctác giả trên cũng không đ ưa ra được mô hình cú pháp-ngữ nghĩa của lời mời trong tiếng Anhvà tiếng Việt Trong tiếng Việt, Chu Thị Thanh Tâm [9] xác đ ịnh các tiêu chí của đoạn thoạimời.Nguyễn Văn Lập [5] khảo sát các yếu tố chi phối lời đáp trong tiếng Việt thông qua mộtsố nghi thức lời nói (etiquette). Rõ ràng, còn nhiều điều có thể b àn b ạc liên quan đến lời mờivà cách đáp lại đặc biệt là những nghiên cứu từ cái nhìn so sánh, đối chiếu.3. Khái niệm về hành vi lời nói mời3.1. Định nghĩa về mời Theo Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary [6:685], “Mời là yêu cầu ai đếndự một sự kiện có tính xã hội”, hay, “yêu cầu ai đi đâu hay làm gì một cách trân trọng ”, ví dụ:(5) Would you like to see a tennis march with me on Sunday ? (Cậu có muốn đi xem một trận đâú quần vợt với mình vào ngày chủ nhật này không ?) Tương tự, ”, Từ điển Tiếng Việt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: