Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: KHỞI TỐ, KHỞI KIỆN VÌ LỢI ÍCH CHUNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.23 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung là một quy định quan trọng trong tố tụng dân sự. Đó là công cụ pháp lý cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà nước, công dân khi có vi phạm, tranh chấp mà không có ai khởi kiện. Theo quy định này, công dân do không có năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc có năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng vì một lý do nào đó mà họ không tự bảo vệ quyền lợi của chính mình được thì các cơ quan có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHỞI TỐ, KHỞI KIỆN VÌ LỢI ÍCH CHUNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ" KHỞI TỐ, KHỞI KIỆN VÌ LỢI ÍCH CHUNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ NGUYỄN VĂN TIẾN Giảng viên Khoa luật Dân sự, Trường ĐH Luật TP. HCMKhởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung là một quy địnhquan trọng trong tố tụng dân sự. Đó là công cụ pháplý cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà nước,công dân khi có vi phạm, tranh chấp mà không có aikhởi kiện. Theo quy định này, công dân do không cónăng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc có năng lựchành vi tố tụng dân sự nhưng vì một lý do nào đó màhọ không tự bảo vệ quyền lợi của chính mình đượcthì các cơ quan có thẩm quyền theo quy định củapháp luật tố tụng dân sự sẽ tiến hành khởi tố, khởikiện nhằm bảo vệ các quyền lợi đó của công dân.Ngoài mục đích bảo vệ quyền lợi của công dân, khởitố, khởi kiện vì lợi ích chung cũng là phương thứcbảo vệ các quyền và lợi ích trong lĩnh vực dân sự củanhà nước bị xâm hại. Khởi tố, khởi kiện vì lợi íchchung là một nội dung bảo đảm quyền bình đẳng củacông dân trước pháp luật, là hình thức bảo hộ của nhànước khi công dân có quyền, lợi ích hợp pháp bị viphạm hay tranh chấp.Theo Điều 8, Điều 28, Điều 29 của Pháp lệnh Thủ tụcgiải quyết các vụ án dân sự ngày 29-11-1989 thì Việnkiểm sát, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam (Côngđoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hộiliên hiệp phụ nữ Việt Nam) có quyền yêu cầu Tòa ángiải quyết các loại việc được quy định tại Điều 28 củaPháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự với tưcách là người khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung –chủ thể làm phát sinh vụ án dân sự.Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì nhữngchủ thể khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung chỉ đượckhởi tố, khởi kiện khi không có ai khởi kiện để bảovệ quyền lợi của nhà nước hoặc bảo vệ quyền lợi củangười khác. Các chủ thể này chỉ được khởi tố, khởikiện đối với các loại việc được quy định tại Điều 28Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Khikhởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung Viện kiểm sát vàcác chủ thể có trách nhiệm khởi tố, khởi kiện bằngvăn bản (Quyết định khởi tố, Đơn khởi kiện) đưa rayêu cầu, cung cấp chứng cứ cho yêu cầu do mình đềxuất và tham gia phiên tòa. Viện kiểm sát có quyềnkháng nghị, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩmcủa Tòa án nếu họ nhận thấy rằng Tòa án giải quyếtkhông thỏa đáng theo yêu cầu khởi tố, khởi kiện củahọ. Do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sựban hành đã lâu (1989) và vẫn còn hiệu lực nên mộtsố quy định về khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chungkhông còn phù hợp với những văn bản pháp luật banhành sau này. Do đó, trong thời gian chờ đợi banhành Bộ luật tố tụng dân sự, việc nhận thức lại mộtsố nội dung về khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung làcần thiết cho việc nghiên cứu cũng như thực tiễn ápdụng pháp luật; hơn vậy đây còn là cơ sở cho việchoàn thiện chế định khởi tố, khởi kiện vì lợi íchchung trong Bộ luật tố tụng dân sự sắp tới để có sựthống nhất giữa pháp luật nội dung và pháp luật tốtụng.Trước hết về vấn đề tên gọi của chủ thể khởi kiện vìlợi ích chung. Theo quy định tại Điều 29 của Pháplệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì Côngđoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức xãhội khởi kiện vì lợi ích chung. Tuy nhiên, căn cứ vàoĐiều 112 Bộ luật dân sự thì các tổ chức này là nhữngtổ chức chính trị – xã hội. Đó là những pháp nhân cóquyền khởi kiện vì lợi ích chung. Vì vậy, tên gọi củachủ thể khởi kiện vì lợi ích chung được quy địnhtrong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sựlà không phù hợp với nội dung của Bộ luật dân sự.Theo ý kiến chúng tôi, khi ban hành Bộ luật tố tụngdân sự, tên gọi của chủ thể khởi kiện vì lợi ích chungphải thống nhất với Bộ luật dân sự; đó là tổ chứcchính trị – xã hội khởi kiện vì lợi ích chung.Thứ hai, về chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung. TheoĐiều 8 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sựthì chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung bao gồm: Mặttrận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận tổ quốcViệt Nam gồm Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữViệt Nam. Theo Điều 9, Điều 31, Điều 39 và Điều 50của Luật hôn nhân và gia đình 1986 và mục 9 củaNghị quyết 01 ngày 20-01-1988 của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao thì Mặt trận tổ quốc lạikhông có quyền khởi kiện vì lợi ích chung. Như vậy,có thể hiểu Mặt trận tổ quốc chỉ được khởi kiện đốivới việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản xãhội chủ nghĩa theo Điều 28 Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án dân sự. Đây là sự không thống nhấttrong việc lập pháp.Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi bàn đến ở đây là sự bấtcập giữa Điều 8, Điều 29 của Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án dân sự với Luật hôn nhân và gia đình2000 v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: