Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN?

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 315.11 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỹ năng nói tiếng Anh là một trong những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng nhất, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng nói của sinh viên nói chung và của sinh viên các khối ngành kinh tế và kỹ thuật nói riêng còn rất hạn chế. Để phần nào khắc phục những yếu điểm này bài báo sẽ đề cập đến thực trạng của việc học tiếng Anh trong sinh viên đồng thời đưa ra những đề xuất gợi ý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN?" LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN? HOW TO IMPROVE STUDENTS’ ENGLISH SPEAKING SKILL? HỒ MINH THU Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Kỹ năng nói tiếng Anh là một trong những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng nhất, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng nói của sinh viên nói chung và của sinh viên các khối ngành kinh tế và kỹ thuật nói riêng còn rất hạn chế. Để phần nào khắc phục những yếu điểm này bài báo sẽ đề cập đến thực trạng của việc học tiếng Anh trong sinh viên đồng thời đưa ra những đề xuất gợi ý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. ABSTRACT English speaking skill is one of the most important language skills, especially in work environment. However, speaking skill of students in general and of students of economics and technical engineering in particular is not good enough. In order to overcome this weakness, the article mentions present situations of learning English and makes suggestions on effective teaching and learning.1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tiếng Anh trở thành một phương tiện thật sự cầnthiết; trong thị trường lao động, một ứng viên với một trình độ chuyên môn vững vàng cộngvới việc sử dụng tiếng Anh lưu loát luôn tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Kỹnăng tiếng Anh tốt giúp các ứng viên có được một ưu thế vượt trội hơn so với những người cócùng trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là hiện nay kỹ năng giao tiếptiếng Anh của sinh viên sau khi ra trường, đặc biệt là kỹ năng nói, còn rất kém, không đápứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thực trạng này cũng đã được đề cập rất nhiều trên cácphương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây. Điều đáng quan tâm là tại sao sinhviên không đạt được những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết mặc dù họ đã được học tiếng Anh từrất sớm. Để có thể tìm hiểu được nguyên nhân sâu xa của vấn đề này cần phải có một nghiêncứu quy mô trên diện rộng. Trong khuôn khổ cho phép của bài báo và với những trăn trở củangười thầy, người viết xin mạnh dạn đề cập đến thực trạng dạy và học tiếng Anh nói chung vàviệc rèn luyện kỹ năng nói cho sinh viên nói riêng, đồng thời qua đó đưa ra một số đề xuấtgiúp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.2. Thực trạng về năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Kinh tế là hai trường có số lượng sinhviên học tiếng Anh đông nhất so với các trường thành viên khác của Đại học Đà Nẵng. Theomột số kết quả điều tra gần đây được thực hiện tại hai trường này thì có khoảng 70% sinh viênđã được học tiếng Anh từ 7 năm trở lên; 26% sinh viên đã học tiếng Anh hệ 3 năm; chỉ cókhoảng 4% sinh viên chưa biết tiếng Anh. Trong số những sinh viên đã biết tiếng Anh, sốsinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh (ở các trình độ A, B, C…) đạt 30 – 40%. Tuy nhiên, cáccuộc khảo sát tiếng Anh đầu năm đối với sinh viên hai trường Đại học Bách khoa và Đại họcKinh tế hai năm trở lại đây cho thấy một thực trạng là lượng kiến thức sinh viên tích luỹ đượckhông tương xứng với thời lượng tiếng Anh mà sinh viên đã được học ở phổ thông hay ở cáctrung tâm ngoại ngữ. Lỗ hổng kiến thức của sinh viên là tương đối lớn (ngoại trừ một số ítsinh viên, 32%, có kiến thức tiếng Anh vững vàng), các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên cònrất hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng nghe và nói: khả năng nghe để nắm bắt thông tin của phầnlớn sinh viên là dưới mức trung bình; nhiều sinh viên thậm chí không hiểu cả những khẩulệnh đơn giản và thông thường của giáo viên. Đại bộ phận sinh viên (67%) không có thóiquen hoặc không thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Trong những giờ tiếng Anh, đặc biệt là vào những giờ thực hành nói, rất ít sinh viên(chỉ khoảng 20-25%) có thể thực hiện các hoạt động theo cặp (pair work), theo nhóm (groupwork) một cách nhuần nhuyễn với những ý tưởng sáng tạo. Số còn lại chỉ thực hành một cáchrập khuôn và thường phải có sự hỗ trợ của những bài đối thoại hay những bài viết đã soạn sẵn(nhìn vào bài soạn sẵn để đọc). Phần lớn sinh viên (72%) phát âm còn chưa chuẩn, đặc biệt là việc phát âm các âmcuối chưa được sinh viên coi trọng.3. Thực trạng về việc học tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ Sự thành bại của sinh viên trong học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trongđó ba yếu tố quan trọng nhất là động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học. 3.1. Động cơ học tập Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm động cơ, theo Harmer (1991), độngcơ là sự nỗ lực nội tại khuyến khích một người theo đuổi một tiến trình hành động. Nếu chúngta nhận thấy được một mục tiêu nào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: