Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: LỪA DỐI - YẾU TỐ VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.91 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết. ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc xác định sự tồn tại hay không của hợp đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "LỪA DỐI - YẾU TỐ VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG KINH TẾ" LỪA DỐI - YẾU TỐ VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG KINH TẾ LÊ THỊ BÍCH THỌThạc sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP. HCMHợp đồng là sự thỏa thuận ý chí trong việc xác lập,thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bêngiao kết. ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vịtrí vô cùng quan trọng trong việc xác định sự tồn tạihay không của hợp đồng. Các biểu hiện của sự khôngthống nhất ý chí (sự thể hiện ý chí khác nhau) hoặcsự trái ngược giữa biểu hiện với ý chí đích thực củacác bên giao kết sẽ không hình thành nên một hợpđồng có hiệu lực. Nói cách khác một hợp đồng đượcgiao kết dưới tác động của sự lừa dối, nhầm lẫn hayđe dọa có thể không có giá trị vì trong các hoàn cảnhnhư vậy, các cam kết được đưa ra không xuất phát từý chí đích thực của người giao kết. Cũng như nhiềuquốc gia khác, pháp luật về hợp đồng ở Việt Namthừa nhận lừa dối trong giao kết hợp đồng như mộtyếu tố có thể đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng. Tuynhiên, hiểu nó như thế nào, xác định các điều kiện đểmột lừa dối là yếu tố vô hiệu hợp đồng lại được thểhiện khác nhau trong pháp luật của mỗi quốc gia.Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ dừng ở việclàm rõ các vấn đề có liên quan đến lừa dối - yếu tố vôhiệu của hợp đồng.1. Khái niệm lừa dối trong giao kết hợp đồngLừa dối là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trongđời sống hàng ngày. Theo cách nói thông thường, lừadối là lừa bằng thủ đoạn nói dối, gian lận để làm chongười ta nhầm tưởng mà nghe theo, tin theo, ví dụ:thủ đoạn lừa dối của con buôn(1). Theo ngôn ngữpháp luật, lừa dối là một xảo thuật dùng để lừa gạtngười khác. Từ những lời lẽ gian dối đến mánh khóexảo trá dùng để khiến người ta giao kết hợp đồng đềulà lừa dối(2). Cũng có cách hiểu: “Lừa dối là hành vicố ý đưa thông tin sai không đúng sự thật nhằm đểngười khác tin đó là sự thật. Nếu không có các thủđoạn ấy thì bên kia sẽ không giao kết hợp đồng”(3).Các nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà lập phápViệt Nam coi lừa dối trong giao dịch dân sự là hànhvi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sailệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nộidung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó(4).Dù cách sử dụng ngôn từ có khác nhau song nội dungcủa các khái niệm trên là không khác nhau. Đó là,không phải bất cứ sự nói dối nào cũng đều bị coi làlừa dối và việc xác định có tồn tại hay không sự lừadối trong giao kết hợp đồng phải có hai điều kiện:một là, một bên phải sử dụng thủ đoạn để lừa ngườikhác và hai là, người kia phải nghe theo, làm theomột việc nào đó (giao kết hợp đồng).Thuật ngữ pháp lí “lừa dối” được hình thành từ thờiLa Mã. Cổ luật La Mã lúc đầu đã coi lừa dối như mộttội phạm hình sự, theo đó những kẻ lừa dối sẽ bịtrừng phạt đối với sự lừa dối mang tính chất quantrọng. Dần dần lừa dối đã được sử dụng trong lĩnhvực dân sự và xem nó như một trong các yếu tố cóthể làm cho hợp đồng vô hiệu hay nói cách khác khicó lừa dối, sự thỏa thuận trở thành khiếm khuyết vàbên bị lừa dối có quyền yêu cầu vô hiệu hợp đồng.Tuy nhiên, trên thực tế làm thế nào để xác định có sựlừa dối là vấn đề rất phức tạp. Một sự khẳng định củangười bán hàng về thực trạng mà anh ta không biết cóphải là sự lừa dối không? Năng lực của người kí kếthợp đồng có ý nghĩa gì không trong việc xác định cóhay không có sự lừa dối?Khoa học pháp lý đã đưa ra những điều kiện để xácđịnh khi nào thì lừa dối tồn tại. Phần lớn pháp luậtcác nước đều coi những lừa dối có tính chất quyếtđịnh đến sự giao kết hợp đồng là yếu tố vô hiệu hợpđồng. Tính chất quyết định thể hiện ở chỗ nếu khôngdùng các mánh khóe như vậy thì sẽ không có giao kếthợp đồng. “Sự lừa dối là căn cứ làm cho hợp đồng vôhiệu khi các thủ đoạn do một bên đã thực hiện mànếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không kíkết hợp đồng”(5). Việc một người bán hàng khoekhông đúng sự thật về hàng hóa của mình hoặc ngườibán hàng nói giá quá cao (nói thách) thì không bịxem là lừa dối, bởi lẽ trong các trường hợp này ngườitiếp nhận thông tin không bị buộc phải kí hợp đồngnếu họ không muốn.Lừa dối chỉ được coi là yếu tố dẫn đến vô hiệu hợpđồng khi một bên cố ý làm cho bên kia phải giao kếthợp đồng không theo ý muốn thực. Lừa dối và nhầmlẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chícủa các bên trong giao kết hợp đồng và đều giốngnhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bàymột cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việckhông đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật.Song sự lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầmlẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự mình hiểu saicòn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sựphân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởitính chất và mục đích của việc trình bày gian lận củamột bên. Nhầm lẫn hay lừa dối đều đưa đến hệ quả làhợp đồng có thể bị vô hiệu do thỏa thuận không thểhiện đúng ý chí thật của các bên.Về nguyên tắc, hành vi lừa dối ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: