Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÙNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁN ĐẢO SƠN TRÀ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài báo này chúng tôi đề xuất các cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với quá trình Quy hoạch phát triển không gian đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÙNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁN ĐẢO SƠN TRÀ" MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÙNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁN ĐẢO SƠN TRÀ SOME SCIENTIAL BASES OF CREATING LANDSCAPE ARCHITECTURAL SPACE IN AN ECOTOURISM REGION AT SƠN TRA PENINSULA RESERVE PHAN TIẾN VINH Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trong bài báo này chúng tôi đề xuất các cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với quá trình Quy hoạch phát triển không gian đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà. Các cơ sở khoa học này được hình thành qua quá trình nghiên cứu tổng hợp các vấn đề liên quan, các yếu tố vật thể và phi vật thể,... nhằm tạo ra một không gian hợp lý về cấu trúc và hình thái, một đồ án quy hoạch có tính khả thi cao. ABSTRACT In this paper, we propose some scientific bases in order to create landscape architectural space, it is an important and necessary in spacial planning to develop ecotourism at Sơn Trà Peninsula Reserve. These scientific bases were created from synthetical research on such related problems as physical, unphysical elements, etc. in order to create a reasonable space in terms of architectural structure and form as well as to achieve a high feasibility planning project. Hình 1: Vị trí bán đảo Sơn Trà trong Sơ đồ phát triển không gian đô thị Đà Nẵng đến năm 2020 1. GIỚI THIỆU Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sơn Trà - nằm trên Bán đảo Sơn Trà - thuộc phườngThọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng - thuộc hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia, vớidiện tích trên đất liền là 4.439 ha và phần biển: từ chân núi ra biển 500m (xem hình 1). Với hệsinh thái điển hình rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao:985 loài thực vật bậc cao (thuộc 483 chi, 143 họ, trong đó có 22 loài quý hiếm) và 287 loàiđộng vật (thuộc 94 họ, 38 bộ, trong đó có 15 loài thuộc loại động vật quý hiếm)(1), khu BTTNSơn Trà có nhiều tiềm năng để phát triển Du lịch sinh thái (DLST) với những sản phẩmDLST đặc trưng, có tính cạnh tranh cao. Thời gian qua, vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị cho sự phát triển kinh tế xãhội nói chung và du lịch nói riêng tại bán đảo Sơn Trà đã đạt được những kết quả khả quan.Do tính chất nhạy cảm về an ninh quốc phòng nên những kết quả đạt được chưa thật tươngxứng với tiềm năng phát triển của vùng. Từ khi có nghị quyết 33 của Bộ Chính trị (tháng 10/2003, về việc kết hợp phát triểnkinh tế và an ninh quốc phòng trên bán đảo Sơn Trà) phát triển du lịch ở Sơn Trà đã có nhiềuchuyển biến mạnh mẽ. Hàng chục dự án đầu tư du lịch tại Sơn Trà đã được đăng ký. Trongvòng 2 tháng cuối năm 2003 đã có 7 dự án hoàn thành thủ tục đầu tư và được giao đất để chocác chủ đầu tư thực hiện việc xây dựng trong năm 2004. Tuy nhiên, các dự án này chủ yếu phát triển đơn lẻ manh mún, đất được chia thànhtừng lô riêng lẻ cho các chủ đầu tư tùy ý quy hoạch xây dựng mà hoàn toàn chưa có một quyhoạch tổng thể về phát triển không gian thống nhất cho toàn bộ bán đảo Sơn Trà. Sự phát triểnở Sơn Trà hiện nay đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinhthái của một khu BTTN quốc gia. Vì thế, vấn đề bức xúc hiện nay về quy hoạch đô thị ở bán đảo Sơn Trà là: cần phải cónhững định hướng chung về phát triển không gian đô thị, tổ chức không gian Kiến trúc cảnhquan (KTCQ) vùng DLST cho toàn bộ bán đảo nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững cho bánđảo Sơn Trà nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Trong khuôn khổ bài viết nay, tác giả chỉ nêu lên các cơ sở khoa học cho việc tổ chứckhông gian KTCQ vùng DLST tại khu BTTN bán đảo Sơn Trà - thành phố Đà Nẵng. 2. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ VÙNG DLST 2.1. Kiến trúc cảnh quan Theo PTS. KTS Hàn Tất Ngạn, KTCQ là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đếnnhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầngkỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chứcmôi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệthuật kiến trúc. (6) KTCQ bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và độngvật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoànthiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan t ỷ lệ về thành phần cùngquan hệ tương hỗ giữa ha ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: