Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Một số vấn đề trong thực tiễn GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤPTHỪA KẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.28 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình hình chung Sau khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành, số vụ tranh chấp thừa kế mà Tòa án nhân dân các cấp thụ lý có phần giảm hơn trước. Theo số liệu thống kê thì: Năm 1998 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 1055 vụ án thừa kế, đã giải quyết 633 vụ, trong đó đình chỉ, tạm đình chỉ, cho rút đơn 249 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 34 vụ, hòa giải thành 112 vụ, xét xử 268 vụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số vấn đề trong thực tiễn GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤPTHỪA KẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA " Một số vấn đề trong thực tiễn GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤPTHỪA KẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA TƯỞNG BẰNG LƯỢNG Phó Chánh Tòa TDS TANDTCI. Tình hình chungSau khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành, số vụtranh chấp thừa kế mà Tòa án nhân dân các cấp thụ lýcó phần giảm hơn trước. Theo số liệu thống kê thì:Năm 1998 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 1055 vụ án thừakế, đã giải quyết 633 vụ, trong đó đình chỉ, tạm đìnhchỉ, cho rút đơn 249 vụ, chuyển cơ quan có thẩmquyền 34 vụ, hòa giải thành 112 vụ, xét xử 268 vụ.Thụ lý phúc thẩm toàn ngành: 226 vụ, đã giải quyết153 vụ, trong đó giữ nguyên bản án sơ thẩm 54 vụ,sửa một phần bản án sơ thẩm 46 vụ, sửa toàn bộ bảnán 12 vụ, hủy án và đình chỉ 3 vụ, hủy để xét xử lại23 vụ, hủy chuyển vụ án sang cơ quan khác 3 vụ, cònlại là hình thức giải quyết khác.Năm 1999 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 2234 vụ thừakế, đã giải quyết 1190 vụ, trong đó tạm đình chỉ, đìnhchỉ, cho rút đơn 390 vụ, chuyển cơ quan có thẩmquyền 78 vụ, hòa giải thành 235 vụ, xét xử 487 vụ.Năm 2000 (theo số liệu tháng 9) toàn ngành đã thụ lýsơ thẩm 1438 vụ, đã giải quyết 917 vụ, trong đó tạmđình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 331 vụ, chuyển cơquan có thẩm quyền giải quyết 52 vụ, hòa giải thành133 vụ, xét xử 401 vụ.Số vụ thụ lý phúc thẩm toàn ngành là 464 vụ (số liệu9 tháng) đã giải quyết 332 vụ, trong đó giữ nguyênbản án sơ thẩm 115 vụ, sửa một phần bản án sơ thẩm84 vụ, sửa toàn bộ bản án sơ thẩm 37 vụ, hủy án vàđình chỉ 12 vụ, hủy bản án để xét xử lại 49 vụ, hủybản án và chuyển cơ quan khác 4 vụ, còn lại là cáchình thức giải quyết khác.Sở dĩ có tình trạng Tòa án các cấp thụ lý giảm là dotại Nghị quyết của Quốc hội số 02/1997/QH9 ngày10/5/1997, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 9 đã cóquyết nghị giao cho Chính phủ căn cứ vào ý kiến củađại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, khảo sát đểtrình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghịquyết quy định về các giao dịch dân sự về nhà ởthuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày1/7/1991 giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân vớicơ quan, tổ chức, bao gồm 7 loại trong đó có:- Thừa kế nhà ở.Vì vậy các cơ quan chức năng đã tạm ngừng thụ lý,giải quyết loại việc trên. Sau khi có Nghị quyết58/1998/NQ-UBTVQH10 về giao dịch dân sự về nhàở được xác lập trước ngày 1/7/1991, các Tòa án bắtđầu thụ lý giải quyết một số việc về thừa kế, trừtrường hợp thừa kế mở trước 1/7/1991 mà có ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chứcnước ngoài tham gia thì vẫn tạm thời chưa thụ lý, giảiquyết.Mặt khác, có trường hợp tranh chấp di sản thừa kếkhông thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưviệc tranh chấp quyền sử dụng đất, mà đất đó chưađược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo LuậtĐất đai năm 1993. Vì loại việc này thuộc thẩm quyềngiải quyết của Ủy ban nhân dân, còn theo quy địnhtại Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 và Thông tư liêntịch số 02 ngày 28/7/1997 của Tòa án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Địachính hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dântrong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụngđất theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đainăm 1993 thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyếtcác tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, mà đất đóđã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theoLuật Đất đai năm 1993 hoặc tranh chấp tài sản là cáccông trình kiến trúc, cây lâu năm trên đất thì tranhchấp di sản thừa kế đó mới thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án nhân dân.Đó là những lý do làm cho số việc tranh chấp thừa kếđược Tòa án các cấp thụ lý, giải quyết ít hơn so vớithực tế tranh chấp trong nhân dân.1. Về chương I: Những quy định chungTrong quá trình áp dụng phần quy định chung củapháp luật thừa kế chúng tôi nhận thấy trên thực tế chủthể tranh chấp di sản thừa kế tuyệt đại đa số là giữacá nhân với cá nhân, chỉ có một số rất ít tranh chấpgiữa cá nhân với tổ chức, cơ quan Nhà nước.Đối tượng tranh chấp trong các vụ án thừa kế chủ yếulà nhà đất ở và các tài sản trên đất như cây lâu niên,công trình phụ trên đất. Thường giá trị số tài sản nàychiếm gần như toàn bộ giá trị số di sản mà các bênyêu cầu giải quyết. Cũng có một số vụ tài sản mà haibên tranh chấp là tiền, vàng, đồ dùng sinh hoạt nhưxe đạp, xe máy, xe ô tô du lịch hoặc tài sản tranhchấp vừa có nhà và các tài sản sinh hoạt khác. Việctranh chấp tài sản là tư liệu sản xuất được giải quyếttại Tòa án mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây, số vụkhông nhiều và thường là giá trị khối di sản đó cũngkhông lớn lắm. Đối với các tranh chấp thừa kế liênquan đến quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệptại Tòa án hầu như không có.- Về áp dụng pháp luật có một thực tế là: kể từ khi Bộluật Dân sự có hiệu lực thi hành đến nay, khi giảiquyết các tranh chấp thừa kế, nếu việc thừa kế mởtrước ngày Bộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: