Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.47 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu du lịch giảm nghèo ở ba tỉnh Bắc Miền Trung cho thấy du lịch đang có những đóng góp tích cực trong việc cải thiện cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân địa phương và người nghèo. Người dân địa phương có nhận thức tốt về lợi ích được tạo ra từ các hoạt động du lịch và bày tỏ thiện chí và nguyện vọng được tham gia vào kinh doanh du lịch để cải thiện sinh kế của họ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010 NÂNG CAO NĂNG LỰC THAM GIA CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG KINH DOANH DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC MIỀN TRUNG Bùi Thị Tám Khoa Du lịch, Đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu du lịch giảm nghèo ở ba tỉnh Bắc Miền Trung cho thấy du lịch đang cónhững đóng góp tích cực trong việc cải thiện cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân địaphương và người nghèo. Người dân địa phương có nhận thức tốt về lợi ích được tạo ra từ cáchoạt động du lịch và bày tỏ thiện chí và nguyện vọng được tham gia vào kinh doanh du lịch đểcải thiện sinh kế của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các rào cản chính bao gồmthiếu vốn, thiếu kiến thức, hiểu biết về du lịch, kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp còn yếu, cùng vớisự thiếu vắng của cơ chế hợp tác hiệu quả và thông tin đa chiều giữa các bên đang hạn chế đếnsự tham gia của người nghèo vào các hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ. Cơ hội việc làm vàthu nhập cho người nghèo từ các hoạt động này còn thấp và mang tính thời vụ cao. Do vậy, bêncạnh việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, tháo gỡ các rào cản thì việctăng cường cơ chế hợp tác giữa các bên nhằm tạo cơ hội tham gia cho người nghèo có ý nghĩaquan trọng trong sự phát triển bền vững du lịch giảm nghèo.1. Giới thiệu chung Du lịch, được xem là ngành kinh tế chiến lược của nhiều quốc gia và vùng lãnhthổ, sử dụng khoảng 11% lực lượng lao động và đóng góp gần 10% GDP của thế giới.Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Với tốc độ tăng trưởng nhanh - bìnhquân hàng năm khoảng 16% - du lịch đang được xem một trong những ngành kinh tếmũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập chongười dân địa phương. Báo cáo Du lịch và Giảm nghèo của Tổ chức Du lịch Thế giớinhấn mạnh rằng du lịch là một trong những cơ hội phát triển ít ỏi cho người nghèo vàkêu gọi các chương trình hành động nhằm tăng cường phát triển du lịch vì ngườinghèo” (Pro-poor Tourism) (WTO, 2002; Goodwin, 2006). Tuy nhiên, một số nghiên cứu tiêu biểu về du lịch giảm nghèo được thực hiện ởViệt Nam nói chung và ở các tỉnh Bắc Miền Trung nói riêng cho thấy tác động giảmnghèo của du lịch đang khá khiêm tốn, tuỳ thuộc vào qui mô, đặc điểm và giai đoạnphát triển du lịch ở từng địa phương, từng điểm đến (Asley, 2006; Mitchell and Le ChiPhuc, 2007; Bui Thi Tam et. al, 2008). Việc nghiên cứu các điều kiện và cơ hội nhằm 183tăng cường sự tham gia của người nghèo trong kinh doanh du lịch do vậy là rất cần thiếtcả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Bài viết này được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ dự án Nghiêncứu xây dựng dữ liệu cơ bản về phát triển chuỗi giá trị giảm nghèo trong du lịch1 dướisự tài trợ của Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV năm 2008 của Khoa Du lịch - Đại họcHuế. Mục đích chính nhằm tập trung phân tích các kết quả cơ bản về cơ hội việc làmtrong du lịch cho các hộ nghèo, mức độ tham gia, ý kiến và nguyện vọng của người dânđịa phương trong phát triển du lịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phầnnâng cao năng lực cho người dân được tham gia và hưởng lợi từ du lịch, đặc biệt làngười nghèo.2. Cơ hội tham gia của người dân địa phương trong kinh doanh du lịch 2.1 Sơ lược về mẫu điều tra Trong phạm vi của dự án nêu trên, ba trong số năm tỉnh ở khu vực Bắc MiềnTrung, gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được lựa chọn cho nghiên cứunày, trong đó, các thành phố/thị xã thuộc Hành lang Kinh tế Đông - Tây và Conđường Di sản Miền Trung (EWC/WHR) và các huyện/thị xã vùng lân cận nơi có tiềmnăng phát triển du lịch được chọn để điều tra. Cụ thể gồm: Quảng Ninh, Đồng Hới, BốTrạch và Tuyên Hóa (Quảng Bình); Đông Hà, Vĩnh Mốc – Cửa Tùng, Đakrong (QuảngTrị) và Thành phố Huế, Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên - Huế). Đối tượng điều tra gồm hai nhóm: 1) Các cơ sở kinh doanh du lịch: thu thậpthông tin về cơ hội việc làm các doanh nghiệp mang lại cho người nghèo bao gồm việclàm trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch hoặc việc làm gián tiếp thông qua cungứng sản phẩm, dịch vụ; thu nhập trực tiếp cho người nghèo từ các cơ sở kinh doanh dulịch thông qua việc trả lương, hợp đồng cung ứng…, và các chính sách ưu tiên của cáccơ sở kinh doanh du lịch cho người nghèo ở địa phương liên quan đến việc tuyển dụng,tiêu dùng sản phẩm địa phương, ưu tiên hợp đồng cung ứng hàng hóa và dịch vụ…;Nhóm 2) Các hộ nghèo có tham gia hoạt động du lịch dịch vụ liên quan: trên cơ sở thamvấn với chính quyền địa phương và khảo sát thực địa để chọn các hộ nghèo có tham gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: