Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN KM 94 TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT NUÔI Ở NÔNG HỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.88 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lá sắn KM 94 có hàm lượng protein thô cao từ 25- 34,7 % trong VCK là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi nhưng hàm lượng HCN cao đã hạn chế việc sử dụng nó làm thức ăn gia súc.Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xác định phương pháp chế biến và sử dụng lá sắn KM 94 và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lá sắn KM 94 trong khẩu phần nuôi lợn thịt ở nông hộ ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy lá sắn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN KM 94 TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT NUÔI Ở NÔNG HỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN KM 94 TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT NUÔI Ở NÔNG HỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Hoa Lý Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Lá sắn KM 94 có hàm lượng protein thô cao từ 25- 34,7 % trong VCK lànguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi nhưng hàm lượng HCN cao đã hạnchế việc sử dụng nó làm thức ăn gia súc.Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xácđịnh phương pháp chế biến và sử dụng lá sắn KM 94 và đánh giá hiệu quả kinh tếcủa việc sử dụng lá sắn KM 94 trong khẩu phần nuôi lợn thịt ở nông hộ ở ThừaThiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy lá sắn KM94 tươi chứa 1745mg HCN/kgđã giảm 51 % sau khi phơi héo sau 24 giờ. Lá sắn KM 94 sau khi phơi héo được ủchua với các chất phụ gia như cám gạo hoặc bột sắn với mức 5 và 10 % có thể dựtrữ trong 3 tháng vẫn bảo quản tốt chất lượng tốt để nuôi lợn. Quá trình ủ chua đãgiảm nhanh hàm lượng HCN trong lá sắn, sau 90 ngày ủ hàm lượng HCN chỉ còn10,4- 13,2 % so với hàm lượng HCN ở lá sắn tươi. Trong khẩu phần nuôi lợn thịt sử dụng lá sắn KM94 ủ chua ở mức 10 đến20 % (theo DM) đã không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn thịt và làmgiảm 8- 13,82 % chi phí th ức ăn/kg tăng trọng của lợn. Sử dụng lá sắn KM 94 ủđã mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở nông hộ. I. Đặt vấn đề Ở nước ta, cây sắn (Manihot esculenta Crantz) đã thay đổi vai trò từ câylương thực trở thành cây công nghiệp. Nhiều giống sắn mới có năng suất cao nh ưKM60, KM94, KM98-1, KM98-5, KM140 đã đem lại hiệu quả kinh tế cao chonông dân đang được trồng phổ biến ở nước ta. Năm 2004, tỉnh Thừa Thiên Huếđã trồng được 5948 ha sắn với năng suất củ đạt trung bình 115 tạ/ha trong đógiống sắn KM94 được trồng 2112,7 ha chiếm 36 % diện tích trồng sắn của cả tỉnh(Niên giám thống kê, 2005). Vào thời điểm thu hoạch, năng suất lá sắn tươi của giống sắn KM94 đạt 5-7 tấn/ha (Hoa Lý và cs, số liệu điều tra 2004). Lá sắn KM94 có hàm lượng proteinthô cao từ 25- 34,7 % trong VCK (Bùi Huy Như Phúc và cs 2001; Nguyễn ThịHoa Lý và cs 2005), là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi. Tuy vậy, lásắn tươi có hàm lượng HCN cao đã hạn chế việc sử dụng nó làm thức ăn gia súc. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã kết luận: Phương pháp có hiệuquả nhất để giảm hàm lượng HCN trong lá sắn là phơi khô và ủ yếm khí (DươngThanh Liêm và cs 2000; Nguyễn Thi Hoa Lý và cs 1999, 2000, 2001; Nguyễn ThịLộc và cs 2001; Bùi Huy Như Phúc và cs 2001; Wanapat, 2001; 2005; M ận andHans Wiktordsson, 2001,2005; Khieu Borin, Chhay Ty, Preston T.R. and OgleR.B., 2005...). Ở tỉnh Thừa Thiên Huế thu hoạch sắn thường vào mùa mưa vì vậy ủ yếmkhí là phương pháp hiệu quả nhất để chế biến, bảo quản và giảm HCN trong lásắn. Lá sắn tươi KM 94 có hàm lượng HCN rất cao (1.745 mg/kg DM). Vì vậyviệc nghiên cứu sử dụng lá sắn KM 94 để sử dụng nguồn thức ăn giàu protein sẵncó ở các nông hộ để nuôi lợn rất cần thiết. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xác định phương pháp chế biến và sửdụng lá sắn KM94 và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lá sắn KM94trong khẩu phần nuôi lợn thịt ở nông hộ ở Thừa Thiên Huế. II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian phơi héo và chất phụ gia đến chấtlượng của lá sắn KM94 ủ yếm khí Phương pháp chế biến lá sắn KM94 Phơi héo: Lá sắn tươi KM 94 được hái lúc thu hoạch củ được rải thànhlớp mỏng ở sân hay hiên để phơi héo. Lá sắn KM 94 được phân tích DM, CP andHCN vào thời điểm lá tươi, phơi héo sau 12 giờ và 24 giờ. Ủ yếm khí: Lá sắn KM 94 sau khi phơi héo 24 giờ được thái nhỏ (2 - 3cm), trộn với 0,5 % muối và các chất phụ gia: cám gạo hoặc bột sắn với mức 5 và10 % và nén chặt trong bao nylon. Các công thức thí nghiệm:  5 % bột sắn: Lá sắn (KM 94 )+ 0,5 % NaCl + 5 % Bột sắn  10 % bột sắn: Lá sắn (KM 94 )+ 0,5 % NaCl + 10 % Bột sắn  5% cám gạo: Lá sắn (KM 94) + 0,5 % NaCl + 5 % Cám  10 % cám gạo: Lá sắn (KM 94) + 0,5 % NaCl + 10 % Cám Ở các công thức thí nghiệm, lá sắn được phân tích các chỉ tiêu VCK, CP vàHCN ở thời điểm 0, 30, 60 and 90 ngày sau khi ủ tại phòng thí nghiệm phân tíchthức ăn Khoa Chăn nuôi Thú y từ 12/2003 - 4/2004. Thí nghiệm 2: Hiệu quả sử dụng lá sắn KM94 trong khẩu phần lợn thịt ởThừa Thiên Huế. Địa điểm và thời gian thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại xã Hương Vân, Hương Trà, ThừaThiên Huếtừ 12/2004 -5/2005. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 24 lợn lai F1 ( ĐB xMC) với trọng lượng trung bình 23 kg nuôi ở 3 hộ gia đình ở Hương Vân. Mỗi hộnuôi 8 con được phân ngẫu nhiên vào 4 ô chuồ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: