Báo cáo nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN NHƯ NGUỒN PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 226.40 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lá sắn là nguồn thức ăn giầu protein, tuy nhiên sự hiện diện của cyanogenic glucosides trong lá đã hạn chế khả năng sử dụng của loại thức ăn này. Thành phần dinh dưỡng và độc tố trong lá của 12 giống sắn khác nhau, được lấy ở phần ngọn của cây khi thu hoạch củ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN NHƯ NGUỒN PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN NHƯ NGUỒN PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT Dư Thanh Hằng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Lá sắn là nguồn thức ăn giầu protein, tuy nhiên sự hiện diện củacyanogenic glucosides trong lá đã hạn chế khả năng sử dụng của loại thức ăn này.Thành phần dinh dưỡng và độc tố trong lá của 12 giống sắn khác nhau, đ ược lấyở phần ngọn của cây khi thu hoạch củ. Kết quả phân tích cho thấy, th ành phầnprotein thô biến động từ 23,7 đến 29,5% trong vật chất khô (DM) v à hàm lượngHCN từ 610 tới 1840mg/kgDM. Băm, rửa và phơi héo là cách chế biến đơn giản dễ áp dụng ở mức nônghộ. Kết quả cho thấy: hàm lượng HCN giảm được 58% sau khi phơi héo. Bằngphương pháp rửa hay băm rồi rửa, nồng độ HCN giảm khoảng 16 đến 21%.Trong nghiên cứu này, lượng lá sắn ăn vào ở lợn là trên 30% (tính theo DM) vàlượng HCN ăn vào là 373 mg/ngày với phương pháp rửa hay băm rửa và 146mg/ngày bằng phương pháp phơi héo. Lượng lá sắn đóng góp từ 37 đến 39% vậtchất khô khẩu phần và từ 71 đến 74% tổng lượng protein. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, sắn (Manihot esculenta, Crant) là cây trồng chiếm diện tích vànăng suất đứng thứ ba sau lúa và ngô. Diện tích trồng vào khoảng 424 nghìn ha(FAO 2006). Đây là cây trồng truyền thống lâu đời để lấy củ làm thức ăn chongười, gia súc và ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn dùng trong nước vàxuất khẩu. Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu lá sắn nhưlà nguồn thức ăn bổ sung đạm cho gia súc nhai lại (Preston 2001; Wanapat 2001)và gia súc dạ dày đơn (Bùi Huy Như Phúc và cộng sự 2001). Yếu tố hạn chế lớn nhất của việc sử dụng sắn làm thức ăn cho gia súc là sựcó mặt của cyanogenic glucosides, sản phẩm này dễ dàng bị thủy phân để tạo rahydrocyanic acid (HCN) khi tế bào bị trầy sước hay bị phá vỡ trong quá trình chếbiến hay tiêu hóa ở gia súc. Nồng độ HCN trong lá chịu ảnh hưởng của yếu tốgiống, thổ nhưỡng, khí hậu và đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng (Ravindran 1995). Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ HCN trong lá có thểđược giảm đi đáng kể bằng phương pháp phơi khô (Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly2001) và ủ chua (Ly and Rodriguez 2001). Tuy nhiên, phơi khô là phương phápkhông dễ áp dụng ở miền Trung Việt Nam vì mùa thu hoạch sắn bắt đầu từ tháng10 đến tháng 12 là những tháng mưa nhiều, còn ủ chua đòi hỏi công lao động, chiphí vật liệu kèm theo. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng và đưa ra những phương phápchế biến đơn giản như băm ngắn, rửa hay phơi héo là những hình thức dễ thựchiện không tốn nhiều công sức và có hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ hiện nay. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TN1: Ảnh hưởng của giống khác nhau đến thành phần vật chất khô,protein và HCN ở lá sắn tại thời điểm thu hoạch củ. 20 giống sắn khác nhau được trồng trong cùng một điều kiện và thời gian,thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với diện tích 2x5 mvà 3 lần lặp lại cho mỗi giống. Sắn được trồng bằng hom với khoảng cách 50x30cm. Mẫu lá được lấy để phân tích thành phần hóa học tại thời điểm thu hoạch củ(180 ngày) về vật chất khô, protein và HCN theo qui trình của AOAC (1990). TN2: Ảnh hưởng của phương pháp băm ngắn và phơi héo đến nồng độHCN trong lá sắn. Lá sắn thuộc giống sắn cao sản được hái vào lúc 9 giờ sáng. Sau đó đượcngắt bỏ cọng, băm ngắn (2-3 cm) và trải rộng trên tấm bạt ni lông phơi héo dướihiên nhà đến 9 giờ sáng hôm sau. Mẫu được lấy để phân tích ngay tại các thờiđiểm phơi héo 9.00 giờ (0 giờ), 12, 15, 18 và 9 giờ sáng hôm sau. Mẫu lá được lấysau 60 ngày của giai đoạn sinh tr ưởng tại 1/3 chiều cao của cây (từ dưới đất lên),và sau 180 ngày (giai đoạn thu hoạch củ) TN3: Theo dõi khả năng ăn vào lá sắn tươi ở lợn sinh trưởng Thiết kế thí nghiệm 3 nghiệm thức được so sánh trong một cặp ô vuông Latin, sử dụng 3 lợncho mỗi giống trong một ô vuông (Móng Cái và F1 (Đại Bạch* Móng Cái)) W: Lá sắn tươi sau thu hoạch được bỏ cọng, rửa và cho ăn ngay CW: Lá sắn tươi sau thu hoạch được bỏ cọng, băm ngắn và rửa rồi cho ăn CWW: Lá sắn tươi được băm ngắn, rửa, phơi héo qua đêm trong hiên nhà. Thức ăn cơ sở bao gồm sắn củ ủ chua trộn với cám (theo tỷ lệ 2:1 theotrọng lượng tươi) với hàm lượng protein thô ước tính là 6,2% (Theo vật chất khô) Thức ăn và nuôi dưỡng Lá sắn được lấy tại thời điểm thu hoạch củ (180 ngày), bỏ cọng và được rửa2 lần trong chậu nhựa (mỗi lần 5 phút với lượng nước 10 lít cho 2 kg lá) cho lô TN“W”; Lá được băm ngắn (2-3 cm) và sau đó rửa như lô “W”cho lô TN “CW”. Vàlô còn lại, lô “CWW” lá được chế biến giống lô “CW” nhưng lá được ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN NHƯ NGUỒN PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT " NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN NHƯ NGUỒN PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT Dư Thanh Hằng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Lá sắn là nguồn thức ăn giầu protein, tuy nhiên sự hiện diện củacyanogenic glucosides trong lá đã hạn chế khả năng sử dụng của loại thức ăn này.Thành phần dinh dưỡng và độc tố trong lá của 12 giống sắn khác nhau, đ ược lấyở phần ngọn của cây khi thu hoạch củ. Kết quả phân tích cho thấy, th ành phầnprotein thô biến động từ 23,7 đến 29,5% trong vật chất khô (DM) v à hàm lượngHCN từ 610 tới 1840mg/kgDM. Băm, rửa và phơi héo là cách chế biến đơn giản dễ áp dụng ở mức nônghộ. Kết quả cho thấy: hàm lượng HCN giảm được 58% sau khi phơi héo. Bằngphương pháp rửa hay băm rồi rửa, nồng độ HCN giảm khoảng 16 đến 21%.Trong nghiên cứu này, lượng lá sắn ăn vào ở lợn là trên 30% (tính theo DM) vàlượng HCN ăn vào là 373 mg/ngày với phương pháp rửa hay băm rửa và 146mg/ngày bằng phương pháp phơi héo. Lượng lá sắn đóng góp từ 37 đến 39% vậtchất khô khẩu phần và từ 71 đến 74% tổng lượng protein. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, sắn (Manihot esculenta, Crant) là cây trồng chiếm diện tích vànăng suất đứng thứ ba sau lúa và ngô. Diện tích trồng vào khoảng 424 nghìn ha(FAO 2006). Đây là cây trồng truyền thống lâu đời để lấy củ làm thức ăn chongười, gia súc và ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn dùng trong nước vàxuất khẩu. Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu lá sắn nhưlà nguồn thức ăn bổ sung đạm cho gia súc nhai lại (Preston 2001; Wanapat 2001)và gia súc dạ dày đơn (Bùi Huy Như Phúc và cộng sự 2001). Yếu tố hạn chế lớn nhất của việc sử dụng sắn làm thức ăn cho gia súc là sựcó mặt của cyanogenic glucosides, sản phẩm này dễ dàng bị thủy phân để tạo rahydrocyanic acid (HCN) khi tế bào bị trầy sước hay bị phá vỡ trong quá trình chếbiến hay tiêu hóa ở gia súc. Nồng độ HCN trong lá chịu ảnh hưởng của yếu tốgiống, thổ nhưỡng, khí hậu và đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng (Ravindran 1995). Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ HCN trong lá có thểđược giảm đi đáng kể bằng phương pháp phơi khô (Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly2001) và ủ chua (Ly and Rodriguez 2001). Tuy nhiên, phơi khô là phương phápkhông dễ áp dụng ở miền Trung Việt Nam vì mùa thu hoạch sắn bắt đầu từ tháng10 đến tháng 12 là những tháng mưa nhiều, còn ủ chua đòi hỏi công lao động, chiphí vật liệu kèm theo. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng và đưa ra những phương phápchế biến đơn giản như băm ngắn, rửa hay phơi héo là những hình thức dễ thựchiện không tốn nhiều công sức và có hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ hiện nay. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TN1: Ảnh hưởng của giống khác nhau đến thành phần vật chất khô,protein và HCN ở lá sắn tại thời điểm thu hoạch củ. 20 giống sắn khác nhau được trồng trong cùng một điều kiện và thời gian,thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với diện tích 2x5 mvà 3 lần lặp lại cho mỗi giống. Sắn được trồng bằng hom với khoảng cách 50x30cm. Mẫu lá được lấy để phân tích thành phần hóa học tại thời điểm thu hoạch củ(180 ngày) về vật chất khô, protein và HCN theo qui trình của AOAC (1990). TN2: Ảnh hưởng của phương pháp băm ngắn và phơi héo đến nồng độHCN trong lá sắn. Lá sắn thuộc giống sắn cao sản được hái vào lúc 9 giờ sáng. Sau đó đượcngắt bỏ cọng, băm ngắn (2-3 cm) và trải rộng trên tấm bạt ni lông phơi héo dướihiên nhà đến 9 giờ sáng hôm sau. Mẫu được lấy để phân tích ngay tại các thờiđiểm phơi héo 9.00 giờ (0 giờ), 12, 15, 18 và 9 giờ sáng hôm sau. Mẫu lá được lấysau 60 ngày của giai đoạn sinh tr ưởng tại 1/3 chiều cao của cây (từ dưới đất lên),và sau 180 ngày (giai đoạn thu hoạch củ) TN3: Theo dõi khả năng ăn vào lá sắn tươi ở lợn sinh trưởng Thiết kế thí nghiệm 3 nghiệm thức được so sánh trong một cặp ô vuông Latin, sử dụng 3 lợncho mỗi giống trong một ô vuông (Móng Cái và F1 (Đại Bạch* Móng Cái)) W: Lá sắn tươi sau thu hoạch được bỏ cọng, rửa và cho ăn ngay CW: Lá sắn tươi sau thu hoạch được bỏ cọng, băm ngắn và rửa rồi cho ăn CWW: Lá sắn tươi được băm ngắn, rửa, phơi héo qua đêm trong hiên nhà. Thức ăn cơ sở bao gồm sắn củ ủ chua trộn với cám (theo tỷ lệ 2:1 theotrọng lượng tươi) với hàm lượng protein thô ước tính là 6,2% (Theo vật chất khô) Thức ăn và nuôi dưỡng Lá sắn được lấy tại thời điểm thu hoạch củ (180 ngày), bỏ cọng và được rửa2 lần trong chậu nhựa (mỗi lần 5 phút với lượng nước 10 lít cho 2 kg lá) cho lô TN“W”; Lá được băm ngắn (2-3 cm) và sau đó rửa như lô “W”cho lô TN “CW”. Vàlô còn lại, lô “CWW” lá được chế biến giống lô “CW” nhưng lá được ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo khoa học nghiên cứu khoa học kinh tế xã hội nhân văn khoa học chuyên ngànhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1551 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 490 0 0 -
57 trang 339 0 0
-
33 trang 331 0 0
-
63 trang 312 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 270 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 266 0 0 -
13 trang 264 0 0
-
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 253 0 0