Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.94 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những người tham gia tố tụng hình sự quy định tại chương 3 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 thì người bào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay trong lý luận pháp lý và thực tiễn tố tụng hình sự vẫn chưa có khái niệm chính thức và thống nhất và thống nhất về người bào chữa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ " NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRẦN VĂN BẢY ThS. Khoa Luật hành chính - ĐH luật TP.HCMTrong những người tham gia tố tụng hình sự quy địnhtại chương 3 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 thì ngườibào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặcbiệt. Tuy nhiên, cho đến nay trong lý luận pháp lý vàthực tiễn tố tụng hình sự vẫn chưa có khái niệm chínhthức và thống nhất và thống nhất về người bào chữa.Đồng thời, những quy định của Bộ luật tố tụng hìnhsự về phạm vi những người tham gia tố tùng với tưcách người bào chữa còn giới hạn. Hơn nữa, xuấtphát từ nhiều lý do khác nhau nên người bào chữatrong thực tiễn tố tụng hình sự hiện nay chủ yếu làluật sư, còn bào chữa viên nhân dân và người đại diệnhợp pháp của bị can, bị cáo chỉ tồn tại trong pháp luậtthực định. Bài viết này như là một trong những cốgắng chung để làm sáng tỏ ngững vấn đề còn bất cậpnói trên.I. Về khái niệm người bào chữa:Hiện nay, trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụngcó những cách hiểu khác nhau về người bào chữa. Cómột số quan điểm cho rằng:: “Người bào chữa làngười giúp đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả cáctình tiết cần thiết về vụ án để cuối cùng Tòa án ra mộtbản án có căn cứ và đúng pháp luật”[1]. Một tác giảkhác còn khẳng định rõ hơn rằng người bào chữa làngười tham gia tố tụng để giúp đỡ Tòa án[2]. Ngoàira, cũng có không ít người vẫn quan niệm người bàochữa là “thầy cãi”…Những cách hiểu nói trên là không chính xác, chưalàm rõ được khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng củangười bào chữa cũng như chưa phân biệt được ngườibào chữa với người tiến hành tố tụng, với người bảovệ quyền lợi của đương sự. Thật ra, người bào chữalà người tham gia tố tụng không có quyền và lợi íchliên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm đểbảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bịbuộc tội. Người bào chữa không phải là người tiếnhành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng. Từ“tham gia” nói lên tính chất, vai trò của người bàochữa. “Người tham gia” chỉ là người góp phần hoạtđộng của mình vào một hoạt động chung nào đó, donhững chủ thể khác chủ động và chính thức tiếnhành. Hơn nữa, người bào chữa không phải là ngườiđược nhân danh quyền lực nhà nước và không đượcsử dụng quyền lực nhà nước như những tiến hành tốtụng. Bên cạnh đó, cũng không thể đồng nhất kháiniệm người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi củađương sự. Ngay trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1988đã có sự phân biệt giữa người bào chữa vời người bảovệ quyền lợi của đương sự. Tiêu chí để phân biệtchính là chức năng của họ và đối tượng mà họ bàochữa, bảo vệ[3]. Người bào chữa tham gia tố tụngchủ yếu để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹtrách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trong khi đó,người bảo vệ quyền lợi cho đương sự tham gia tốtụng chủ yếu là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápvề dân sự cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quanđến vụ án.Như đã trình bày, người bào chữa không có quyền vàlợi ích trong vụ án hình sự. Việc họ tham gia tố tụngbất luận trong trường hợp nào cũng chỉ để nhằm bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội.Cơ sở cho sự hiện diện của họ trong tố tụng hình sựxuất phát từ hợp đồng bào chữa giữa họ với người bịbuộc tội (hoặc với người đại diện hợp pháp của ngườibị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quantiến hành tố tụng. Trong trường hợp đặc biệt do Bộluật tố tụng hình sự quy định, nếu người bị buộc tộihoặc người đại diện hợp pháp của họ không mờingười bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng yêucầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và dĩnhiên ngay trong trường hợp này sự tham gia củangười bào chữa cũng phải được sự đồng ý của ngườibị buộc tội.Từ những phân tích trên chúng tôi mạnh dạn đưa rakhái niệm người bào chữa trong tố tụng hình sự nhưsau: “Người bào chữa trong tố tụng hình sự là ngườitham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làmgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội,giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó gópphần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.II. Các loại người bào chữa theo quy định của Bộ luậttố tụng hình sự:Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bàochữa có thể là:- Luật sư;- Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo;- Bào chữa viên nhân dân.Trong những người nói trên thì luật sư là người bàochữa chuyên nghiệp. Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987đã quy định một trong những hình thức giúp đỡ pháplý chủ yếu của luật sư là tham gia tố tụng với tư cáchlà người bào chữa. Thực tiễn hoạt động tố tụng hìnhsự ở nước ta cũng cho thấy sự hiện diện của luật sưvới tư cách là người bào chữa trong các vụ án hình sựngày càng phổ biến.Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo cũngđược pháp luật xác định là người bào chữa trong tốtụng. Tuy nhiên, từ khi Bộ lu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: