Báo cáo nghiên cứu khoa học: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA 'SINH VIÊN THIỆT THÒI' TRONG THỜI GIAN HỌC TẠI ĐẠI HỌC HUẾ
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 270.14 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trường đại học không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho sinh viên mà còn đem đến những khó khăn, thách thức đòi hỏi họ phải vượt qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA “SINH VIÊN THIỆT THÒI” TRONG THỜI GIAN HỌC TẠI ĐẠI HỌC HUẾ" .TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA “SINH VIÊN THIỆT THÒI” TRONG THỜI GIAN HỌC TẠI ĐẠI HỌC HUẾ Trần Thị Tú Anh Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Trường đại học không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho sinh viên mà còn đem đến những khó khăn, thách thức đòi hỏi họ phải vượt qua. Những khó khăn, thách thức thường nặng nề hơn với sinh viên đến từ vùng sâu, vùng xa, miền núi hoặc sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS), sinh viên khuyết tật (gọi chung là sinh viên thiệt thòi, SVTT). Kết quả nghiên cứu về khó khăn của SVTT ở Đại học Huế cho thấy họ có khó khăn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đặc biệt là trong học tập, quan hệ với giảng viên và thích ứng với môi trường mới. Bên cạnh đó, có sự khác biệt trong mức độ khó khăn của sinh viên theo giới, theo trường, theo khối và theo dân tộc. 1. Đặt vấn đề Vào trường đại học là bước ngoặt quan trọng đối với sinh viên, bởi trường đạ i học đem lại cơ hộ i lớn để tích luỹ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, tạo điều kiện có cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng đem lại không ít thách thức cho sinh viên, bởi họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải sống xa nhà, tự lo liệu cho cuộc sống hàng ngày, thích ứng với thay đổ i trong cách học, nội dung học… Những khó khăn này vốn đã lớn với mọ i sinh viên lại càng nặng nề hơn với những sinh viên xuất thân từ vùng núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hộ i kém thuận lợi, sinh viên khuyết tật và sinh viên người dân tộc thiểu số - SVTT theo định nghĩa của Dự án Đường đến đại học (PHE) do quĩ Ford tài trợ. Sở dĩ như vậy là vì, một mặt, SVTT thường sống khép kín, phạm vi giao tiếp hẹp, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hộ i hạn chế. Mặt khác, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có khó khăn, chất lượng giáo dục phổ thông có nhiều hạn chế… dẫn đến tri thức nền tảng của SVTT thường bị thiếu hụt. Ngoài ra, với t ính cách rụt rè, e ngại, nhiều SVTT không dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài khi gặp khó khăn, khiến cho khó khăn càng trầm trọng hơn. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về những khó khăn mà sinh viên đại học thường gặp phải trong thời gian học ở trường đại học. Theo Quinn, Muldoon và Hollingworth (2002), sinh viên thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập, quản lý thời gian, sử dụng phương pháp học tập hiệu quả, sử dụng tri thức đã học vào bài thi... Trong một nghiên cứu khác, Coll, Ali, Bonato và Rohindra (2006) đã tổng kết 5 lý do chủ yếu khiến sinh viên bỏ học một môn nhất định, trong đó có thể kể đến bản chất trừu tượng của môn học, nội dung toán học phức tạp, sự thiếu hụt những giáo viên nhiệt tình và có khả năng chuyên môn cao. Trong một công trình mới đây, Palmer và Puri (2006) đã chỉ ra những nhóm khó khăn lớn mà sinh viên thường gặp phải khi học ở trường đại học, đó là: (1) Khó khăn khi rời mái ấm gia đình và bắt đầu cuộc sống ở trường đại học. Để người thân, gia đình, bạn bè ở lại chốn quê nhà, sinh viên đến trường đại học với nỗ i nhớ nhà và lo nghĩ về người thân. (2) Khó khăn khi sống ở môi trường mới, cùng với những người khác. Sinh viên phải xem xét lựa chọn nơi ở phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm cá nhân và giả i quyết mâu thuẫn có thể nảy sinh khi sống cùng người khác. (3) Khó khăn trong việc đảm bảo ăn uống có lợi cho sức khoẻ với điều kiện kinh phí hạn hẹp. Sinh viên phải tự chuẩn bị thức ăn, lựa chọn thức ăn thay đổ i và đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ. (4) Khó khăn liên quan đến học tập và sự mong chờ của cá nhân đối với khoá học. Sinh viên cân nhắc sự phù hợp của nghề, khoá học đã lựa chọn với mong muốn của cá nhân; quyết định tiếp tục học hay chuyển nghề, chuyển trường. (5) Khó khăn liên quan đến quan hệ xã hộ i. Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc thiết lập quan hệ xã hộ i mới ở trường đại học, tham gia vào hoạt động cộng đồng để làm phong phú đời sống xã hội của bản thân. (6) Khó khăn về kinh tế. Đây cũng là vấn đề gây nhiều khó khăn cho sinh viên, làm sao để có đủ tiền đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, mua sách vở, thiết bị phục vụ hoạt động học tập. Liên quan đến đố i tượng sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, Goodwin (2006) đã nghiên cứu những kinh nghiệm liên quan đến thời gian học đại học của “sinh viên thiệt thòi” ở Mỹ - sinh viên dân tộc ít người đã nhập cư vào Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khó khăn mà nhóm sinh viên này gặp trong thời gian học ở đại học rất đa dạng về lĩnh vực, mức độ khó khăn cũng như mức độ ảnh hưởng. Về lĩnh vực, các SVTT thuộc diệ n khảo sát có khó khăn liên quan đến hoạt động học tập, thích nghi trong môi trường đại học, quan hệ xã hộ i, vấn đề cá nhân… Mỗ i lĩnh vực lại bao gồm nhiều loại khó khăn khác nhau, có mức độ khó khăn và tầm ảnh hưởng khác nhau. Về mức độ khó khăn, các sinh viên đối diện với các khó khăn ở các mức độ khác nhau tuỳ theo lĩnh vực và từng cá nhân cụ thể. Về mức độ ảnh hưởng, với nhiều sinh viên, khó khăn được nhìn nhậ n như là thử thách trong cuộc đời, giúp sinh viên trưởng thành hơn khi cố gắng vượt qua. Tuy nhiên, với không ít sinh viên, khó khăn gặp phải trong thời gian học đại học đã để lại dấu ấn nặng nề trong tâm trí họ, gây căng thẳng, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và tương lai nghề nghiệp của họ. 6 Ở Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu tìm hiểu về khó khăn của sinh viên, ví dụ khó khăn trong học tập của sinh viên năm 1, khó khăn về giao tiếp của sinh viên người dân tộc thiểu số (Nguyễn Thị Thiên Kim, 2007; Ma ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA “SINH VIÊN THIỆT THÒI” TRONG THỜI GIAN HỌC TẠI ĐẠI HỌC HUẾ" .TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA “SINH VIÊN THIỆT THÒI” TRONG THỜI GIAN HỌC TẠI ĐẠI HỌC HUẾ Trần Thị Tú Anh Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Trường đại học không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho sinh viên mà còn đem đến những khó khăn, thách thức đòi hỏi họ phải vượt qua. Những khó khăn, thách thức thường nặng nề hơn với sinh viên đến từ vùng sâu, vùng xa, miền núi hoặc sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS), sinh viên khuyết tật (gọi chung là sinh viên thiệt thòi, SVTT). Kết quả nghiên cứu về khó khăn của SVTT ở Đại học Huế cho thấy họ có khó khăn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đặc biệt là trong học tập, quan hệ với giảng viên và thích ứng với môi trường mới. Bên cạnh đó, có sự khác biệt trong mức độ khó khăn của sinh viên theo giới, theo trường, theo khối và theo dân tộc. 1. Đặt vấn đề Vào trường đại học là bước ngoặt quan trọng đối với sinh viên, bởi trường đạ i học đem lại cơ hộ i lớn để tích luỹ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, tạo điều kiện có cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng đem lại không ít thách thức cho sinh viên, bởi họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải sống xa nhà, tự lo liệu cho cuộc sống hàng ngày, thích ứng với thay đổ i trong cách học, nội dung học… Những khó khăn này vốn đã lớn với mọ i sinh viên lại càng nặng nề hơn với những sinh viên xuất thân từ vùng núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hộ i kém thuận lợi, sinh viên khuyết tật và sinh viên người dân tộc thiểu số - SVTT theo định nghĩa của Dự án Đường đến đại học (PHE) do quĩ Ford tài trợ. Sở dĩ như vậy là vì, một mặt, SVTT thường sống khép kín, phạm vi giao tiếp hẹp, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hộ i hạn chế. Mặt khác, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có khó khăn, chất lượng giáo dục phổ thông có nhiều hạn chế… dẫn đến tri thức nền tảng của SVTT thường bị thiếu hụt. Ngoài ra, với t ính cách rụt rè, e ngại, nhiều SVTT không dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài khi gặp khó khăn, khiến cho khó khăn càng trầm trọng hơn. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về những khó khăn mà sinh viên đại học thường gặp phải trong thời gian học ở trường đại học. Theo Quinn, Muldoon và Hollingworth (2002), sinh viên thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập, quản lý thời gian, sử dụng phương pháp học tập hiệu quả, sử dụng tri thức đã học vào bài thi... Trong một nghiên cứu khác, Coll, Ali, Bonato và Rohindra (2006) đã tổng kết 5 lý do chủ yếu khiến sinh viên bỏ học một môn nhất định, trong đó có thể kể đến bản chất trừu tượng của môn học, nội dung toán học phức tạp, sự thiếu hụt những giáo viên nhiệt tình và có khả năng chuyên môn cao. Trong một công trình mới đây, Palmer và Puri (2006) đã chỉ ra những nhóm khó khăn lớn mà sinh viên thường gặp phải khi học ở trường đại học, đó là: (1) Khó khăn khi rời mái ấm gia đình và bắt đầu cuộc sống ở trường đại học. Để người thân, gia đình, bạn bè ở lại chốn quê nhà, sinh viên đến trường đại học với nỗ i nhớ nhà và lo nghĩ về người thân. (2) Khó khăn khi sống ở môi trường mới, cùng với những người khác. Sinh viên phải xem xét lựa chọn nơi ở phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm cá nhân và giả i quyết mâu thuẫn có thể nảy sinh khi sống cùng người khác. (3) Khó khăn trong việc đảm bảo ăn uống có lợi cho sức khoẻ với điều kiện kinh phí hạn hẹp. Sinh viên phải tự chuẩn bị thức ăn, lựa chọn thức ăn thay đổ i và đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ. (4) Khó khăn liên quan đến học tập và sự mong chờ của cá nhân đối với khoá học. Sinh viên cân nhắc sự phù hợp của nghề, khoá học đã lựa chọn với mong muốn của cá nhân; quyết định tiếp tục học hay chuyển nghề, chuyển trường. (5) Khó khăn liên quan đến quan hệ xã hộ i. Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc thiết lập quan hệ xã hộ i mới ở trường đại học, tham gia vào hoạt động cộng đồng để làm phong phú đời sống xã hội của bản thân. (6) Khó khăn về kinh tế. Đây cũng là vấn đề gây nhiều khó khăn cho sinh viên, làm sao để có đủ tiền đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, mua sách vở, thiết bị phục vụ hoạt động học tập. Liên quan đến đố i tượng sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, Goodwin (2006) đã nghiên cứu những kinh nghiệm liên quan đến thời gian học đại học của “sinh viên thiệt thòi” ở Mỹ - sinh viên dân tộc ít người đã nhập cư vào Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khó khăn mà nhóm sinh viên này gặp trong thời gian học ở đại học rất đa dạng về lĩnh vực, mức độ khó khăn cũng như mức độ ảnh hưởng. Về lĩnh vực, các SVTT thuộc diệ n khảo sát có khó khăn liên quan đến hoạt động học tập, thích nghi trong môi trường đại học, quan hệ xã hộ i, vấn đề cá nhân… Mỗ i lĩnh vực lại bao gồm nhiều loại khó khăn khác nhau, có mức độ khó khăn và tầm ảnh hưởng khác nhau. Về mức độ khó khăn, các sinh viên đối diện với các khó khăn ở các mức độ khác nhau tuỳ theo lĩnh vực và từng cá nhân cụ thể. Về mức độ ảnh hưởng, với nhiều sinh viên, khó khăn được nhìn nhậ n như là thử thách trong cuộc đời, giúp sinh viên trưởng thành hơn khi cố gắng vượt qua. Tuy nhiên, với không ít sinh viên, khó khăn gặp phải trong thời gian học đại học đã để lại dấu ấn nặng nề trong tâm trí họ, gây căng thẳng, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và tương lai nghề nghiệp của họ. 6 Ở Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu tìm hiểu về khó khăn của sinh viên, ví dụ khó khăn trong học tập của sinh viên năm 1, khó khăn về giao tiếp của sinh viên người dân tộc thiểu số (Nguyễn Thị Thiên Kim, 2007; Ma ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo khoa học tài liệu về báo cáo khoa học báo cáo khoa học nông học báo cáo ngành y báo cáo ngành sinh họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
63 trang 314 0 0
-
13 trang 264 0 0
-
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 253 0 0 -
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 222 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường: Hệ thống giám sát báo trộm cho xe máy
63 trang 200 0 0 -
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9 trang 199 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tội ác và hình phạt của Dostoevsky qua góc nhìn tâm lý học tội phạm
70 trang 190 0 0 -
98 trang 171 0 0
-
96 trang 168 0 0
-
SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ
4 trang 167 0 0