Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Những vướng mắc và kiến nghị về chương THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BỘ LUẬT DÂN SỰ

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.09 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những vướng mắc: Điều 637 Bộ luật Dân sự đã quy định: “1. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. 2. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại phần thứ 5 của Bộ luật này”. Do đó quyền sử dụng đất đã trở thành một “loại tài sản” của công dân, công dân có quyền để lại thừa kế....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những vướng mắc và kiến nghị về chương THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BỘ LUẬT DÂN SỰ" Những vướng mắc và kiến nghị về chương THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BỘ LUẬT DÂN SỰ TƯỞNG BẰNG LƯỢNG Tòa dân sự TANDTCI. Những vướng mắc:Điều 637 Bộ luật Dân sự đã quy định:“1. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phầntài sản của người chết trong tài sản chung với ngườikhác.2. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế vàđược để lại thừa kế theo quy định tại phần thứ 5 củaBộ luật này”.Do đó quyền sử dụng đất đã trở thành một “loại tàisản” của công dân, công dân có quyền để lại thừa kế.Như vậy thừa kế là một hình thức để công dânchuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người nàysang người khác. Việc chuyển quyền sử dụng đấtdưới hình thức thừa kế được coi là hoàn thành khi đãlàm xong thủ tục và được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Nhưng khi chuyển quyền sử dụng đất dưới hình thứcthừa kế, thì còn đòi hỏi điều kiện nào nữa không?Vấn đề này hiện nay đang có những ý kiến khácnhau.Có ý kiến cho rằng Điều 693 đã quy định hộ gia đình,cá nhân có quyền chuyển quyền sử dụng đất chongười khác khi có đủ điều kiện dưới đây:1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơquan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định củapháp luật về đất đai;2. Trong thời hạn còn được sử dụng đất;3. Được phép chuyển quyền sử dụng đất theo quyđịnh của Bộ luật này và pháp luật về đất đai;4. Đất không có tranh chấp.Việc thừa kế quyền sử dụng đất cũng là một hìnhthức chuyển quyền sử dụng đất, nên phải tuân theoquy định ở Điều 693. Vì vậy yếu tố đầu tiên mộtngười muốn có quyền để lại thừa kế quyền sử dụngđất là người đó phải được cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất. Do đó, dù một người đang sử dụng đấthợp pháp, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng theo Luật đất đai năm 1993, thì diệntích đất đó không được coi là di sản, không được ápdụng pháp luật thừa kế để phân chia. Trong trườnghợp này, quyền sử dụng đất mà người chết để lại sẽđược giải quyết theo chính sách đất đai. Ủy ban nhândân sẽ cấp đất đó cho hộ chưa có đất… chứ khôngđược căn cứ vào pháp luật thừa kế để chia.Ý kiến thứ hai cho rằng thừa kế quyền sử dụng đấtcũng là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất;song theo lời văn và cách quy định ở đoạn 3 Điều691 và các Điều 738 đến Điều 744 Bộ luật Dân sự thìviệc để thừa kế quyền sử dụng đất không phải tuântheo Điều 693.Điều 693 chỉ áp dụng cho các trường hợp chuyển đổi,chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụngđất, còn nếu áp dụng điều kiện ở Điều 693 cho việcđể thừa kế quyền sử dụng đất như ý kiến trên làkhông đúng, sẽ dẫn đến sự bất hợp lý sau:- Các vụ thừa kế quyền sử dụng đất, có vụ mở thừakế trước khi có Luật đất đai năm 1993 tức là người cóquyền sử dụng đất hợp pháp chết trước khi Luật đấtđai năm 1993 ban hành thì làm sao họ có thể có giấychứng nhận theo Luật đất đai 1993.- Có trường hợp chết sau khi có Luật đất đai năm1993, nhưng vì Nhà nước chưa cấp kịp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất cho họ, thì họ cũng khôngthể có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luậtđất đai năm 1993. Việc đòi hỏi công dân phải có giấychứng nhận theo Luật đất đai năm 1993, thì mới đượcđể quyền thừa kế quyền sử dụng đất là điều vô lý.- Các vụ thừa kế có tranh chấp mới đưa đến Ủy bannhân dân hoặc đến Tòa án giải quyết, mà điều kiệnthứ 4 của Điều 693 lại đòi hỏi “đất không có tranhchấp” thì mới được chuyển quyền sử dụng thì sẽ dẫnđến dù đã đủ 3 điều kiện ở các khoản 1, 2, 3 Điều 693cũng sẽ không có việc chia thừa kế quyền sử dụngđất ở bất kỳ lúc nào. Mặt khác, về bản chất “cái”được coi là di sản có giá trị tài sản là quyền sử dụngđất hợp pháp, chứ không phải là giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất thực ra chỉ là một hình thức pháp lý, Nhà nướccông nhận một ai đó có quyền sử dụng đất hợp pháp,chứ nó không phải là căn cứ xác lập quyền sử dụngđất và theo quy định ở Điều 38 Luật đất đai thì giấychứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa để phânbiệt thẩm quyền giải quyết giữa Tòa án nhân dân vàỦy ban nhân dân. Vì vậy, theo chúng tôi luật chỉ đòihỏi một người muốn để thừa kế quyền sử dụng đấtphải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Tức làngười đang sử dụng đất hoàn toàn có thể chứng minhđược họ đã xác lập quyền sử dụng đất như quy định ởĐiều 690, đồng thời thời hạn sử dụng đất của họ vẫncòn. Vì vậy chỉ cần thỏa mãn 1 trong 3 trường hợpquy định ở Điều 739 là họ được để thừa kế quyền sửdụng đất cho người khác.Nếu cách hiểu này là đúng, thì các vụ tranh chấp thừakế quyền sử dụng đất dù thuộc thẩm quyền của Ủyban nhân dân thì Ủy ban nhân dân cũng phải căn cứvào Chương VI, phần thứ 5 Bộ luật Dân sự để giảiquyết. Song thực tế, các Ủy ban nhân dân khi giảiquyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, đãcăn cứ vào chính sách đất đai để giải quyết, tức làxem bên nào có ít ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: