Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI BỀN VỮNG Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.82 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý là một xu hướng đang được Đảng và Chính phủ quan tâm hiện nay. Muốn vậy, phải phân tích rõ các mâu thuẫn thường xảy ra trong nội bộ cộng đồng, giữa người bên trong và bên ngoài rừng cộng đồng cũng như phân tích vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý rừng ở cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI BỀN VỮNG Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ" TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI BỀN VỮNG Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dương Viết Tình Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý là một xu hướng đang được Đảng và Chính phủ quan tâm hiện nay. Muốn vậy, phải phân tích rõ các mâu thuẫn thường xảy ra trong nội bộ cộng đồng, giữa người bên trong và bên ngoài rừng cộng đồng cũng như phân tích vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý rừng ở cộng đồng. Chia sẻ lợi ích về tài nguyên trong rừng cộng đồng hợp lý là giải pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng. Để quản lý tốt rừng cộng đồng cần phải có sự nỗ lực của cộng đồng trong tổ chức bảo vệ rừng và chia sẽ lợi ích nguồn tài nguyên rừng hợp lý, đồng thời có sự giám sát tích cực và hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan cấp huyện để cộng đồng thực hiện quản lý rừng bền vững. 1. Đặt vấn đề Nghị quyết Trung ương (TW) 7 đã tập trung bàn về Tam nông: Nông dân, Nông nghiệp và Nông thôn. Tài nguyên rừng, đất rừng với nông dân nông thôn vùng núi có mối quan hệ rất mật thiết. Tuy nhiên, mâu thuẫn thường xảy ra ở nông thôn vùng núi là tranh chấp, cạnh tranh đất lâm nghiệp, thiếu sự công bằng trong chia sẻ lợi ích của tài nguyên rừng, nếu giải quyết tốt các mâu thuẫu này sẽ góp phần phát triển nông thôn vùng núi bền vững. Giao đất, giao rừng cho nông dân trong các cộng đồng quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) là một xu hướng đang được Đảng và Chính phủ quan tâm hiện nay. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đã giao rừng cho cộng đồng quản lý trên 4.000 ha rừng tự nhiên ở 10 xã trên địa bàn 4 huyện Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới, Phong Điền. Huyện Nam Đông đã thực hiện giao rừng tự nhiên từ năm 2003, đến nay tổng diện tích đã giao cho các đối tượng là 2.374,8 ha chiếm 5,25% diện tích rừng tự nhiên. Trong đó đã giao cho 7 cộng đồng dân cư thôn quản lý với 691 ha, chiếm 1,5% diện tích rừng tự nhiên. Thôn quản lý diện tích lớn nhất là 173 ha và thôn ít nhất là 60,2 ha, bình quân đạt 98,7 ha/thôn. Tuy nhiên, để cộng đồng quản lý rừng bền vững cần phải nghiên cứu các xung 151 đột thường xảy ra trong quản lý rừng để tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế sự suy giảm của nguồn tài nguyên rừng, vì vậy, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu trường hợp tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa thiên Huế. 2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Bảng 1. Khung lôgíc về mục tiêu, Nội dung và phương pháp nghiên cứu Mục tiêu Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 1. Phân tích - Cấu trúc quản lý rừng- Phỏng vấn chủ rừng (5 người/mỗi chủ các mâu rừng); thảo luận nhóm; phỏng vấn 3 nhóm - Các loại mâu thuẫn; thuẫn trong hộ. Quản lý rừng theo hộ phỏng vấn 1 thôn. Tính chất mâu thuẫn và quản lý mức độ mâu thuẫn - Định lượng thông tin bằng phần mềm rừng ở cộng Excel - Khả năng giải quyết đồng vùng - Lập bảng so sánh các hình thức khác nhau núi 2. Đánh giá - Các lợi ích trong quản - Phỏng vấn chủ rừng (5 người/mỗi chủ chia sẻ lợi lý rừng của điểm nghiên rừng); thảo luận nhóm; phỏng vấn 3 nhóm ích trong cứu hộ. Quản lý rừng theo hộ phỏng vấn 1 thôn. quản lý - Phân tích mức lợi ích - Định lượng thông tin bằng phần mềm rừng ở cộng Excel - So sánh lợi ích của các đồng vùng hình thức khác nhau. - Lập bảng so sánh lợi ích của các h́ ình núi thức 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Cấu trúc về tổ chức trong quản lý rừng cộng đồng Giao rừng cho cộng đồng quản lý không có nghĩa khoán trắng cho cộng đồng, nói cách khác quản lý rừng cộng đồng là sự kết hợp giữa nỗ lực của cộng đồng và hỗ trợ tích cực của Nhà nước trong quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. Vì vậy, chúng ta có thể thấy cấu trúc về tổ chức trong quản lý rừng cộng đồng gồm 2 bộ phận (xem sơ đồ 1) (1) Bộ phận quản lý trực tiếp là các cơ quan của Nhà nước liên quan đến quản lý lâm nghiệp như Ban quản lý rừng của thôn; các tổ bảo vệ rừng; các hộ nhận rừng; và kiểm lâm địa bàn. Nhiệm vụ của họ là trực tiếp bảo vệ rừng, giám sát chia sẽ lợi ích trong rừng cộng đồng, đề xuất các ý tưởng để quản lý rừng bền vững. (2) Nhóm quản lý gián tiếp là các cơ quan của Nhà nước liên quan đến quản lý lâm nghiệp như UBND huyện; Hạt kiểm lâm; phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên Môi trường; khối mặt trận đoàn thể và UBND xã. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là tạo ra các chính sách thông thoáng để hỗ trợ cộng đồng quản lý tốt rừng được giao, 152 giám sát các hoạt động quản lý rừng của cộng đồng theo đúng các chính sách quy định và hỗ trợ công tác khuyến lâm. Mặc dù hoạt động gián tiếp nhưng nó có vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong quản lý rừng cộng đồng. UBND HUYỆN PHÒNG HẠT KIỂM ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: