Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 1644 - 1842

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi tìm ra được con đường biển sang Ấn Độ, các nước phương Tây tăng cường các mối quan hệ giao lưu buôn bán với phương Đông trong đó có Trung Quốc. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đã đến Ma Cao thuộc tỉnh Quảng Đông để buôn bán. Năm 1535, người Bồ Đào Nha đã thuê Ma Cao với hai vạn lạng vàng mỗi năm để lập cứ điểm buôn bán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 1644 - 1842 " QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 1644 - 1842 Nguyễn Văn Tận Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Sau khi tìm ra được con đường biển sang Ấn Độ, các nước phương Tâytăng cường các mối quan hệ giao lưu buôn bán với phương Đông trong đó cóTrung Quốc. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đã đến Ma Cao thuộctỉnh Quảng Đông để buôn bán. Năm 1535, người Bồ Đào Nha đã thuê Ma Caovới hai vạn lạng vàng mỗi năm để lập cứ điểm buôn bán. Ma Cao vì thế trở thànhtô giới đầu tiên của người châu Âu ở Trung Quốc.Sau người Bồ Đào Nha làthương nhân các nước Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Nga, Mĩ lần lượt cómặt trên đất nước Trung Quốc. Theo sau các đoàn tàu buôn là các các nhà truyềnđạo phương Tây. Năm 1580, một tu sĩ người Ý tên là Matteo Ricci thuộc phái Dòng tên củađạo Ki Tô đến Ma Cao truyền đạo. Ông ta đã dâng lên nhà vua hình chúa Ki Tô,một bản kinh Cựu Ước, một cây thánh giá, hai đồng hồ quả lắc và một bản đồ thếgiới. Vua nhà Minh lúc bấy giờ là Van Lịch đã cho phép ông xây dựng giáođường ở Bắc Kinh. 67 Năm 1644, nhà Thanh thiết lập nền thống trị của mình trến đất nướcTrung Quốc. Sau khi chinh phục được Trung Quốc, trên lĩnh vực đối nội nhàThanh tập trung củng cố nhà nước trung ương tập quyền và tiến hành chính sácháp bức dân tộc còn trên lĩnh vực đối ngoại, nhà Thanh vẫn tiếp tục thực thi chínhsách mở cửa cho phép các nước phương Tây đến buôn bán và truyền đạo. Theosau các đoàn tàu buôn là các giáo sĩ mặc áo choàng đen đến Trung Quốc đểtruyến đạo. Triều đình nhà Thanh từ Thuận Trị cho đến 30 năm đầu thời KhangHi đã tạo điếu kiện thuận lợi cho các giáo sĩ phương Tây truyền bá đạo Thiênchúa, thậm chí còn được ưu đãi, một số được phong chức quan và được giaonhiệm vụ soạn lịch. Với chính sách khoan dung trên đã làm cho đạo Thiên chúa ởTrung Quốc phát triển rất nhanh. Đến cuối thế kỷ XVII, số lượng tín đồ đã lênđến hơn 10 vạn người. Tuy nhiên, do Ki Tô giáo rất khắt khe trong việc chỉ chophép được thờ một thần duy nhất là chúa Giê Su và không cho phép thờ bất kỳ vịthần nào khác.Trong khi đó, các tu sĩ Dòng tên lại khoáng đạt hơn cho phép cáctín đồ ở Trung Quốc không những được thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng cả tổtiên. Điều đó đã làm cho các tu sĩ dòng Thánh Dominique và dòng FrăngcoisdAssise phản đối và tâu trình lên Giáo Hoàng. Năm 1704, Giáo Hoàng ra lệnhcho các tu sĩ Dòng tên yêu cầu các tín đồ ở Trung Quốc không được thờ KhổngTử, tổ tiên. Những tu sĩ nào không tuân lệnh thì phải về nước. Vua nhà Thanh lúcđó là Khang Hi là người không kỳ thị tôn giáo nhưng do trong qúa trình truyềnđạo, các giáo sĩ phương Tây đã ngấm ngầm tiến hành các hoạt động lôi kéo quầnchúng, vẽ bản đồ, điều tra lương thực và số binh mã ở các tỉnh cùng với sự cấmđoán của Giáo Hoàng nên đã ban hành sắc lệnh cấm hẳn việc truyền đạo. Cácvua kế vị Khang Hi tuân thủ một cách triệt để sắc lệnh trên cho nên về sau quanhệ giữa nhà Thanh với các nước phương Tây trở nên căng thẳng. Từ nửa sau thế kỷ XVIII trở đi, chính quyền phong kiến Mãn Thanh thựcthi chính sách “đóng cửa” trong quan hệ với các nước phương Tây. Nếu như 68trong thời kỳ Khang Hi trị vì triều đình phong kiến Mãn Thanh cho phép cácthuyền buôn của các nước phương Tây đến buôn bán ở các cửa biển QuảngChâu, Ninh Ba, Định Hải và Hạ Môn thì đến năm 1757, nhà Thanh chỉ cho phépthuyền buôn nước ngoài đến trao đổi hàng hóa ở Quảng Châu và ra lệnh đóng 3cửa biển trên. Trước tình hình đó, các nước thực dân phương Tây đã tìm mọicách để mở cửa Trung Quốc. Trong số các nước thực dân phương Tây thì tư bảnAnh là nước quan tâm mở cửa Trung Quốc bằng mọi giá kể cả việc sử dụng vũlực. Bởi vì, so với các nước phương Tây khác, tư bản Anh là nước không nhữngcó ưu thế về hải quân, thương thuyền mà còn chiếm ưu thế trong việc sản xuấthàng hóa và buôn bán với Trung quốc. Đời Khang Hi, công ty Đông Ấn của Anhđã thiết lập được mối quan hệ buôn bán ở Quảng Châu. Đến năm 1764, tổng giátrị hàng nhập khẩu của nước Anh tư bản với Trung Quốc là 120 vạn lạng bạc,chiếm 63% tổng giá trị hàng hóa Anh mua của Trung Quốc là 170 vạn lạng bạc,chiếm 47% hàng hóa của các nước phương Tây mua của Trung Quốc. Trongquan hệ buôn bán tư bản Anh mua của Trung Quốc nhiều loại hàng hóa như đồsứ, hàng dệt và chè, trong khi đó người Trung Quốc mua rất ít hàng hóa của Anh. Để bù đắp vào sự thiếu hụt trên, thực dân Anh đã yêu cầu triều đình MãnThanh mở thêm cửa biển để cho tàu bè của Anh đến buôn bán. Năm 1793, chínhphủ Anh cử Mac Cartrey đang làm Tổng đốc Mađrat của Ấn Độ đến Bắc Kinhthương thuyết, yêu cầu mở 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: