Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở MỘT SỐ ĐIỂM TRÊN SÔNG BỒ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.41 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong công tác quản lý, giám sát và quan trắc môi trường nước hiện nay, việc đánh giá chất lượng nước thông qua phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý hóa đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các phương pháp này có một số hạn chế nhất định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở MỘT SỐ ĐIỂM TRÊN SÔNG BỒ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở MỘT SỐ ĐIỂM TRÊN SÔNG BỒ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung, Lê Mai Hoàng Thy Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Trong công tác quản lý, giám sát và quan trắc môi trường nước hiện nay, việc đánh giáchất lượng nước thông qua phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý hóa đang được sử dụng rộngrãi. Tuy nhiên, các phương pháp này có một số hạn chế nhất định. Đây là phương pháp giántiếp chỉ có thể phản ánh tình trạng thủy vực ngay tại thời điểm lấy mẫu, khó có thể dự báo chínhxác về các tác động lâu dài của chúng đến khu hệ sinh vật nước. Bên cạnh đó, việc phân tíchhoá lý phải được thực hiện liên tục với tần suất lớn sẽ gây nhiều tốn kém về kinh tế. Trái lại,phương pháp quan trắc sinh học khắc phục được một số hạn chế của phương pháp trên nhưcung cấp các dẫn liệu về thời gian, tiện lợi trong sử dụng và cho kết quả nhanh, trực tiếp về ảnhhưởng của hiện trạng ô nhiễm đến sự phát triển của hệ thống thủy sinh vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành sử dụng thành phần động vật không xươngsống (ĐVKXS) cỡ lớn ở sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế, làm chỉ thị sinh học để đánh giá chấtlượng nước mặt tại 07 điểm trên sông thông qua hệ thống tính điểm BMWPViet và chỉ số sinh họcASPT. Kết quả phân tích mẫu vật ĐVKXS cỡ lớn thu được từ tháng II/2008 đến tháng VII/2008 đãxác định được 44 họ ĐVKXS cỡ lớn bao gồm: 28 họ thuộc 2 lớp của ngành Chân khớp(Arthropoda), 15 họ thuộc 2 lớp của ngành Thân mềm (Mollusca), 1 họ thuộc lớp Đỉa và một sốđại diện của lớp Giun ít tơ, Giun nhiều tơ của ngành Giun đốt (Annelida). Trong đó, có 37 họtham gia vào hệ thống tính điểm BMWPViet; nghiên cứu cho thấy chất lượng môi trường nước mặttại đây đã bị ô nhiễm từ mức “nước bẩn vừa α” (α-Mesosaprobe) đến “nước bẩn vừa β” (β-Mesosaprobe). Kết quả này phù hợp với việc đánh giá chất lượng nước mặt thông qua phân tíchcác chỉ tiêu hoá học, mà nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện trước đó (2007).1. Mở đầu Sông Bồ là phụ lưu cấp một của hệ thống sông Hương, bắt nguồn từ dãy TrườngSơn Đông và vùng núi phía Tây Nam huyện A Lưới, chảy qua ba huyện Hương Trà,Phong Điền và Quảng Điền, đổ vào sông Hương ở ngã ba Sình, cách trung tâm Huế8km về phía Bắc. Sông Bồ có mối quan hệ rất mật thiết đến đời sống của người dân.Đây chính là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất trong khu vực. Theo đó, chất 129lượng nước cũng như nguồn tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái sông Bồ rất cần đượcnghiên cứu và đánh giá kịp thời. Ở Việt Nam, vấn đề giám sát sinh học chất lượng nướcngọt đã được đề cập ít nhiều trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên đến năm 2000, khiNguyễn Xuân Quýnh và cộng sự xây dựng hệ thống tính điểm BMWPViet và khóa địnhloại đến họ các nhóm ĐVKXS cỡ lớn nước ngọt thường gặp (Nguyễn Xuân Quýnh,2001, 2004) thì mới bắt đầu thời kỳ ứng dụng rộng rãi quy trình giám sát chất lượngnước ở các thủy vực nước ngọt Việt Nam. Hiện nay chưa có những tiêu chuẩn sinh họccụ thể hay các chỉ số sinh học đánh giá chất lượng nguồn nước mặt. Cần phải có nhữngnghiên cứu trên nhiều khu vực để xây dựng một hệ thống chỉ số sinh học dùng để đánhgiá chất lượng nước phù hợp cho từng vùng. Trên cơ sở thực tiễn của vấn đề, chúng tôi tiến hành khảo sát, định loại thànhphần ĐVKXS cỡ lớn ở sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm bước đầu góp phần xâydựng hệ thống chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước mặt ở Thừa Thiên Huế vớimục đích bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượngnước ở vùng nghiên cứu.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài ĐVKXS cỡ lớn ở sông Bồ, tỉnh ThừaThiên Huế. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên dòng chính của sông Bồ, từ đậpthủy điện Hương Điền đến ngã ba Sình, tương ứng với 7 điểm lấy mẫu. Các mặt cắt vàđiểm lấy mẫu được lựa chọn sao cho có thể thu được các đại diện cho vùng lấy mẫu vàtuân thủ đúng theo quy trình, quy phạm điều tra cơ bản của UBKHKT, nay là BộKH&CN ban hành 1981. Bảng 1. Vị trí các điểm thu mẫu trên sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế Stt Địa điểm thu mẫu Ký hiệu Ghi chú Hương Vân, Hương Trà; Phong 1 Đập thuỷ điện Hương Điền M1 Sơn, Phong Điền Hương Vân, Hương Trà; Phong 2 Cầu Hiền Sỹ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: