Báo cáo nghiên cứu khoa học: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 542.37 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lưu vực sông Hương và tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi rất dễ bị ảnh hưởng và nhạy cảm với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực sông Hương đã chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều trận thiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đáng kể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 58, 2010 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Lưu vực sông Hương và tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi rất dễ bị ảnh hưởng và nhạy cảmvới thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế vàlưu vực sông Hương đã chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều trận thiên tai như bão lớn, mưato, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đáng kể, gây ra những thiệt hại lớn vềkinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở hạ lưu, ảnh hưởng đến di sản thếgiới, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống của người dân.1. Đặt vấn đề Lưu vực sông Hương nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Thừa Thiên Huế, có diện tíchlưu vực khoảng 2.830 km2, chiếm gần 3/5 diện tích của toàn tỉnh, trong đó có hơn 80 %là đồi núi, 5 % là cồn cát ven biển, phần còn lại khoảng 37.000 ha đất canh tác. Hệthống sông Hương được tạo thành từ 3 nhánh chính là sông Bồ, sông Hữu Trạch, sôngTả Trạch. Hai nhánh Hữu Trạch và Tả Trạch gặp nhau ở ngã ba Tuần (cách thành phốHuế 15 km về phía Nam) hợp thành dòng chính sông Hương, rồi hội lưu với sông Bồ ởngã ba Sình (cách Huế 8 km về phía Bắc) và đổ vào phá Tam Giang theo hướng ĐôngBắc trước khi chảy ra biển ở cửa Thuận An. Sông Hương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển dân sinh,kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng đây cũng là nơi rất dễ bị ảnh hưởng vànhạy cảm với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, tỉnhThừa Thiên Huế và lưu vực sông Hương đã chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều trậnthiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đángkể, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường ở hạ lưu đến di sản thế giới, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống của người dân.2. Khí hậu và biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế Biến đổi khí hậu theo hướng nóng lên toàn cầu gây nên hệ quả là mực nước biểndâng, các thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới.Nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng 0,740C so với năm 1850 và dự tính nhiệt độ 107trung bình toàn cầu sẽ tăng lên 1,8 đến 4,00C, mực nước biển trung bình tăng lên 18 đến59 cm vào thời kỳ 2090 - 2099 so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Những tác độngcủa biến đổi khí hậu đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội củamọi quốc gia và nhiều khu dân cư. Hình 1. Sự thay đổi nhiệt độ Trái đất và dâng cao mực nước biển tương ứng (Nguồn: UN Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). Qua phân tích số liệu [3, 8, 9...] cho thấy, sự thay đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huếcòn đậm nét hơn các nơi khác. Nhiệt độ trung bình năm ở Thừa Thiên Huế đều có xuhướng tăng khá nhanh, vùng núi có chiều hướng tăng nhanh hơn vùng ven biển. Cườngđộ mưa tăng rõ rệt, trong vòng 50 năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn nửađầu thế kỷ trước. Từ năm 1952 đến 2008 đã có 36 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đếnThừa Thiên Huế. Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn cao hơn lầntrước. Năm 1999, trận lũ lịch sử có độ ngập sâu là 5,81m. Và nơi đây, các trận lũ lớnkhác diễn ra trong vòng một tháng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho ngườidân miền Trung. 108 Sự biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương trong những năm tới được nghiêncứu dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính do IPCC đề xuất. Với kịch bản trungbình thì đến cuối thế kỷ này nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2,5 - 2,60C,nhưng sẽ tăng đáng kể trong các tháng I và tháng II (2,6 - 2,70C), các tháng VI và VII(2,45 - 2,50C) là hai tháng nóng nhất. Theo kịch bản phát thải cao, nhiệt độ có thể tăngtới 3,90C và trong các tháng III, IV, V có thể lên tới 4,70C. Với mức tăng nhiệt độ caonày, nó có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế - xã hội và các hệsinh thái. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão... chắcchắn sẽ xảy ra thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn. Lượng mưa bình quân năm tại Huế trong trường hợp mô phỏng tốt nhất có thểtăng khoảng 7%, nhưng trong mùa khô có thể giảm từ 10 - 15%. Ngược lại, trong cáctháng mùa mưa tăng từ 10 - 24%, mùa mưa sẽ kéo dài hơn. Trong trường hợp mô phỏngphát thải cao, lượng mưa trong mùa mưa có thể tăng đến 24,7%, nhưng trong nhữngtháng đầu mùa khô (tháng XII - II) có thể giảm xuống 23,4%. Việc sụt giảm lượng mưatrong mùa khô thườn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 58, 2010 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Lưu vực sông Hương và tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi rất dễ bị ảnh hưởng và nhạy cảmvới thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế vàlưu vực sông Hương đã chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều trận thiên tai như bão lớn, mưato, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đáng kể, gây ra những thiệt hại lớn vềkinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở hạ lưu, ảnh hưởng đến di sản thếgiới, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống của người dân.1. Đặt vấn đề Lưu vực sông Hương nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Thừa Thiên Huế, có diện tíchlưu vực khoảng 2.830 km2, chiếm gần 3/5 diện tích của toàn tỉnh, trong đó có hơn 80 %là đồi núi, 5 % là cồn cát ven biển, phần còn lại khoảng 37.000 ha đất canh tác. Hệthống sông Hương được tạo thành từ 3 nhánh chính là sông Bồ, sông Hữu Trạch, sôngTả Trạch. Hai nhánh Hữu Trạch và Tả Trạch gặp nhau ở ngã ba Tuần (cách thành phốHuế 15 km về phía Nam) hợp thành dòng chính sông Hương, rồi hội lưu với sông Bồ ởngã ba Sình (cách Huế 8 km về phía Bắc) và đổ vào phá Tam Giang theo hướng ĐôngBắc trước khi chảy ra biển ở cửa Thuận An. Sông Hương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển dân sinh,kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng đây cũng là nơi rất dễ bị ảnh hưởng vànhạy cảm với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, tỉnhThừa Thiên Huế và lưu vực sông Hương đã chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều trậnthiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đángkể, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường ở hạ lưu đến di sản thế giới, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống của người dân.2. Khí hậu và biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế Biến đổi khí hậu theo hướng nóng lên toàn cầu gây nên hệ quả là mực nước biểndâng, các thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới.Nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng 0,740C so với năm 1850 và dự tính nhiệt độ 107trung bình toàn cầu sẽ tăng lên 1,8 đến 4,00C, mực nước biển trung bình tăng lên 18 đến59 cm vào thời kỳ 2090 - 2099 so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Những tác độngcủa biến đổi khí hậu đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội củamọi quốc gia và nhiều khu dân cư. Hình 1. Sự thay đổi nhiệt độ Trái đất và dâng cao mực nước biển tương ứng (Nguồn: UN Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). Qua phân tích số liệu [3, 8, 9...] cho thấy, sự thay đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huếcòn đậm nét hơn các nơi khác. Nhiệt độ trung bình năm ở Thừa Thiên Huế đều có xuhướng tăng khá nhanh, vùng núi có chiều hướng tăng nhanh hơn vùng ven biển. Cườngđộ mưa tăng rõ rệt, trong vòng 50 năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn nửađầu thế kỷ trước. Từ năm 1952 đến 2008 đã có 36 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đếnThừa Thiên Huế. Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn cao hơn lầntrước. Năm 1999, trận lũ lịch sử có độ ngập sâu là 5,81m. Và nơi đây, các trận lũ lớnkhác diễn ra trong vòng một tháng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho ngườidân miền Trung. 108 Sự biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương trong những năm tới được nghiêncứu dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính do IPCC đề xuất. Với kịch bản trungbình thì đến cuối thế kỷ này nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2,5 - 2,60C,nhưng sẽ tăng đáng kể trong các tháng I và tháng II (2,6 - 2,70C), các tháng VI và VII(2,45 - 2,50C) là hai tháng nóng nhất. Theo kịch bản phát thải cao, nhiệt độ có thể tăngtới 3,90C và trong các tháng III, IV, V có thể lên tới 4,70C. Với mức tăng nhiệt độ caonày, nó có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế - xã hội và các hệsinh thái. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão... chắcchắn sẽ xảy ra thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn. Lượng mưa bình quân năm tại Huế trong trường hợp mô phỏng tốt nhất có thểtăng khoảng 7%, nhưng trong mùa khô có thể giảm từ 10 - 15%. Ngược lại, trong cáctháng mùa mưa tăng từ 10 - 24%, mùa mưa sẽ kéo dài hơn. Trong trường hợp mô phỏngphát thải cao, lượng mưa trong mùa mưa có thể tăng đến 24,7%, nhưng trong nhữngtháng đầu mùa khô (tháng XII - II) có thể giảm xuống 23,4%. Việc sụt giảm lượng mưatrong mùa khô thườn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học cách trình bày báo cáo báo cáo ngành nông nghiệp báo cáo ngành y họcTài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 362 0 0 -
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 303 0 0 -
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 252 0 0 -
Đồ án: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Bình Định
54 trang 223 0 0 -
23 trang 219 0 0
-
40 trang 201 0 0
-
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 198 0 0 -
8 trang 197 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 187 0 0 -
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 181 0 0