Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN HỘ NGHÈO THEO QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN MỨC SỐNG

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.24 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên kết quả điều tra 211 hộ nghèo vay vốn của ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2003 - 2007, theo quan điểm tiếp cận mức sống, bài viết này phân tích và đánh giá tác động của hoạt động tín dụng cho người nghèo của NHCSXH Thừa Thiên - Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN HỘ NGHÈO THEO QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN MỨC SỐNG"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN HỘ NGHÈO THEO QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN MỨC SỐNG Phan Thị Minh Lý, Trần Thị Bích Ngọc Nguyễn Việt Đức, Hoàng Thị Thu Hiền, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Nguyễn Thị Tịnh Ngân hàng Chính sách Xã hội Thừa Thiên Huế TÓM TẮT Dựa trên kết quả điều tra 211 hộ nghèo vay vốn của ngân hàng Chính sách Xã hội(NHCSXH) Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2003 - 2007, theo quan điểm tiếp cận mức sống, bàiviết này phân tích và đánh giá tác động của hoạt động tín dụng cho người nghèo của NHCSXHThừa Thiên - Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khoản vay từ ngân hàng đã có tác độngtích cực đến tăng phúc lợi kinh tế - xã hội và tăng mức sống cho các hộ vay, nhưng mức độ tácđộng còn rất hạn chế, tỷ lệ hộ vay thoát khỏi ngưỡng nghèo là khá cao (64%). Tuy nhiên, cầnlưu ý là, các hộ tuy đã thoát nghèo nhưng đa số vẫn ở mức cận nghèo và nguy cơ tái nghèo trởlại là rất lớn, vì vậy, họ cần sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía Nhà nước, Ngân hàng CSXH vàcộng đồng xã hội để vươn lên thoát nghèo thực sự.1. Đặt vấn đề Tác động của tín dụng đến xóa đói giảm nghèo nói chung và ở Việt Nam nóiriêng là chủ đề của nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Vai trò quantrọng của hoạt động cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo nhằmgiúp họ thoát nghèo đã được khẳng định trong nghiên cứu của Yasmine F. Nader, (2007),Shahidur R. Khandker (2005) và Jonathan Morduch, Barbara Haley (2002). Đặc biệt,nghiên cứu của M. H. Quach, A. W. Mullineux & V. Murinde (2004) dựa trên số liệuđiều tra mức sống của hộ gia đình Việt Nam năm 1992/1993 và năm 1997/1998 đã đưara kết luận là tín dụng nông thôn có tác động tích cực đến giảm nghèo. Tuy nhiên,nghiên cứu này dựa trên nguồn số liệu đã khá cũ. Về tác động của việc cấp tín dụng chongười nghèo thông qua kênh của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)trên địa bàn Thừa Thiên - Huế cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được công bố. Xuấtphát từ thực tiễn đó, việc đo lường và đánh giá tác động của hoạt động tín dụng chongười nghèo của NHCSXH Thừa Thiên Huế lên mức sống của các hộ vay vốn tại địaphương là một chủ đề đáng được nghiên cứu. Trong bài báo này, tác giả trình bày về kếtquả phân tích, đánh giá tác động của hoạt động tín dụng cho người nghèo của NHCSXH 105Thừa Thiên Huế đến phúc lợi kinh tế - xã hội của các hộ vay vốn, giúp họ cải thiện cuộcsống và tiến đến thoát nghèo dựa trên số liệu khảo sát 211 hộ nghèo vay vốn của ngânhàng giai đoạn 2003 đến 2007.2. Phương pháp nghiên cứu Trong các nghiên cứu về tín dụng cho người nghèo, hai phương pháp tiếp cậnthường được sử dụng, đó là tiếp cận thể chế và tiếp cận theo mức sống. Theo cách tiếpcận thứ nhất, các tổ chức tài chính cấp tín dụng cho người nghèo nhằm mục tiêu lợinhuận. Theo cách tiếp cận thứ hai, việc cấp tín dụng cho người nghèo nhằm mục tiêunâng cao mức sống của họ hơn là lợi nhuận của các tổ chức tài chính. Ở Việt Nam, phùhợp với mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH, cách tiếp cận thứ hai là thíchhợp. Theo quan điểm mức sống, tác động của tín dụng cho người nghèo được thể hiệnqua những biến số về phúc lợi kinh tế - xã hội của hộ nghèo. Thứ nhất, biến thu nhập vàbiến chi tiêu của hộ vay vốn. Đây là hai biến rất quan trọng, bởi vì các hộ nghèo muốncải thiện cuộc sống, họ cần tăng chi tiêu, muốn tăng chi tiêu, cần phải tăng thu nhập.Những biến về chi tiêu được xem xét bao gồm tổng chi tiêu, chi tiêu cho ăn uống và chitiêu ngoài ăn uống của hộ. (M. H. Quach, A. W. Mullineux, V. Murinde (2004). Thứ hai,trình độ học vấn của trẻ em trong gia đình cũng là một biến quan trọng, bởi nó thể hiệntác động của tín dụng cho người nghèo trong việc nâng cao dân trí cho các hộ vay vốn.Để ước lượng tác động của khoản tín dụng từ NHCSXH Thừa Thiên Huế đến phúc lợikinh tế - xã hội của hộ nghèo vay vốn, 5 mô hình hồi quy bội được sử dụng, trong đóbiến phụ thuộc là các biến đại diện phúc lợi của hộ nghèo và biến độc lập là giá trị củakhoản vay tại NHCSXH Thừa Thiên Huế. Ngoài ra còn có các biến kiểm soát như tuổicủa chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên đi làm. Các mô hình hồi quy được viết dưới dạng như sau : (1) TNi = α1 + β1.KVi + γ1.TCHi + δ1.HVCHi + θ1.TVDLi + ε1i (2) CTi = α2 + β2.KVi + γ2.TCHi + δ2.HVCHi + θ2.TVDLi + ε2i (3) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: